Nhiều năm nay, một sạp hàng nhỏ chuyên bán thịt lợn sấy khiến nhiều người không thể bỏ qua khi đến mua sắm tại chợ huyện Văn Bàn.
Trong văn hóa ẩm thực của người Giáy Tả Van (Sa Pa) có rất nhiều món ăn mang tính biểu tượng văn hóa. Chúng không chỉ đẹp về hình thức, màu sắc, ngon bổ về thành phần dinh dưỡng, cầu kỳ trong cách chế biến với rất nhiều gia vị và phụ gia phong phú, mà chúng còn truyền tải ý nghĩa nhân văn, những biểu tượng mang tính văn hóa cho cả cộng đồng.
Bánh chuối từ lâu là món ăn ngon, lạ miệng của người Tày Văn Bàn. Đây cũng là món đặc sản được dâng cúng tổ tiên trong ngày rằm hoặc tiếp đãi khách.
Mỗi độ thu sang, khi những bông lúa hạt mẩy căng sữa chờ ngày chín cũng là lúc thôn Na Lo, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà rộn ràng vào mùa làm cốm.
Trong bản đồ về du lịch, Mường Khương được mệnh danh là “vùng đất đặc sản” của tỉnh với những sản vật đặc trưng của núi rừng, mang đậm bản sắc văn hóa ẩm thực của đồng bào địa phương. Cùng với thắng cố, tương ớt, gạo Séng Cù, thịt treo gác bếp… bánh khoải trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn du khách thập phương khi đến mảnh đất này.
Ra Giêng. Đất trời như bừng sáng sau những đêm ngủ đông dằng dặc. Bước chân xuống thềm, cây đào trước cửa nảy thêm bao lộc biếc. Trên lá còn vương lại những giọt sương đêm. Cơn mưa xuân phảng phất, tuy thoáng qua nhưng cũng đủ làm rơi bông hoa gạo đầu mùa. Đất cựa mình nảy nở, ấy là khoảng thời gian rộ mùa măng đắng.
Vào mùa măng, chỉ cần chạm đất Văn Bàn, du khách đã bắt gặp những điểm bán măng của đồng bào địa phương dọc Tỉnh lộ 151 và Quốc lộ 279. Măng tươi Văn Bàn giờ đã trở thành hàng hóa, là món quà được nhiều người chọn. Trước đây, bà con thường tự phát vào rừng đào măng, nhưng với chủ trương giao đất, giao rừng, nhiều hộ đã đưa cây vầu, cây sặt vào trồng trên diện tích được giao, vừa góp phần phủ xanh đất trống, vừa có thể thu hoạch măng khi đến mùa.
Mỗi độ thu sang, khi những hạt lúa mẩy căng sữa, chờ ngày chín, cũng là lúc các bản làng của đồng bào Tày ở vùng cao Bắc Hà chộn rộn vào mùa làm cốm. Cũng như người Tày ở một số huyện Bảo Yên, Văn Bàn, Sa Pa... người Tày ở miền “cao nguyên trắng” vẫn luôn gìn giữ bản sắc văn hóa trong nếp sống thường nhật. Không chỉ có vậy, giờ đây, mùa làm cốm còn trở thành một sản phẩm du lịch của các bản làng người Tày ở vùng đất “trăm bó gianh” này.