Được ví như nhân sâm của người vùng cao, rau ngũ gia bì hương (người dân quen gọi là rau gai) mà đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Sa Pa, Bắc Hà vẫn trồng làm hàng rào đã và đang được nhiều người biết đến bởi hương vị của một loại rau thuốc, có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Hằng năm, bắt đầu từ cuối tháng 9, đầu tháng 10, trên các thửa ruộng bậc thang vùng cao Sa Pa, lúa chín nhuộm một màu vàng rực. Đây cũng là mùa người dân địa phương đi bắt những con châu chấu béo múp, tròn căng… mà họ quen gọi với cái tên dân dã: “Tôm bay”.
Tôi về vùng đất Mường Hum tươi đẹp giữa mùa thu vàng óng màu lúa chín trên ruộng bậc thang. Chẳng biết suối Mường Hum có từ bao giờ, nhưng dòng suối ấy như là linh hồn của cả một vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa. Trở lại Mường Hum, tôi được anh bạn là giáo viên ở đây mời thưởng thức món ăn đặc sản từ dòng suối nổi tiếng ấy mà nhớ mãi: Cá suối Mường Hum.
Chợ Bắc Hà (Lào Cai) được biết đến là Chợ phiên lớn nhất miền Tây Bắc, thu hút đông đảo du khách tìm đến thăm quan, khám phá, bởi tại đây gìn giữ được những nét văn hóa độc đáo và những món ăn truyền thống, hấp dẫn của người dân bản địa.
Đồng bào Đao dỏ Yên Bái chỉ dùng 2 loại sắn để làm món mờ sán sui, đó là sắn xanh và sắn đỏ giống địa phương, tuyệt đối không dùng sắn cao sản vì dễ gây ngộ độc.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu ra cho quả mận tam hoa ở Bắc Hà gặp khó khăn. Chính vì vậy, chị Sải Thị Bích Huế, ở thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải (Bắc Hà) đã làm mứt mận tam hoa và được nhiều khách hàng đón nhận.
Phải mất nửa năm để ngâm gia vị mới có thể mang ra ăn liền hoặc làm thành các món ăn với cơm gạo nương dẻo thơm. Qua rất nhiều khâu chế biến kỳ công, đồng bào Nùng ở vùng “cao nguyên trắng” Bắc Hà đã tạo ra món ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mình từ hạt đậu tương tự tay bà con trồng trên nương - món đậu phụ nhự của người Nùng.
Trong hành trình trải nghiệm “cao nguyên trắng” Bắc Hà những năm gần đây, một loại rau ôn đới được du khách đặc biệt yêu thích, lựa chọn trong các bữa ăn cũng như mua làm quà là cải xoăn Kale.
“Trong chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa, người dân chỉ thực hiện được một nửa, mới tạo ra sản phẩm nông nghiệp thô (sản phẩm chưa qua sơ chế, chế biến). Để tăng giá trị từ sản xuất nông nghiệp, phải có sơ chế, chế biến và sự tham gia của doanh nghiệp. Mường Khương xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực của từng xã, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bố trí xây dựng nhà máy chế biến để tạo liên kết sản xuất”, ông Lê Ngọc Dương, Chủ tịch UBND huyện Mường Khương khẳng định.
Người Giáy có kho tàng ẩm thực phong phú, trong đó nhiều loại bánh được mọi người biết đến như tò te, bánh rợm, bánh chưng đen, bánh bỏng, bánh khảo… Ít được biết đến hơn, người Giáy còn có món bánh xốp rất độc đáo, dễ ăn.