Tổng giá trị thương mại toàn cầu năm 2022 ước đạt 32.000 tỷ USD, nhưng lạm phát cao đã xóa đi những thành tựu đạt được trong vài tháng gần đây. Đây là số liệu do Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố.
Mặc dù đã giảm mạnh nhất trong 70 năm sau khi tăng lên những mức cao kỷ lục vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nợ công và tư nhân toàn cầu năm ngoái vẫn ở mức 235.000 tỷ USD.
Chứng khoán thế giới hầu như đều giảm điểm trong phiên 7/12 do hoạt động bán tháo, khi giới đầu tư lo ngại nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng với số liệu thương mại ảm đạm của Trung Quốc và giá dầu của Mỹ chạm "đáy" mới trong năm nay.
Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), khoảng 770 triệu người, tương đương 10% dân số thế giới, đang trong tình trạng thiếu đói và hơn 3 tỷ người không đủ khả năng để có một chế độ ăn uống lành mạnh. Dân số thế giới dự kiến sẽ đạt 10 tỷ người vào năm 2050 và nếu cộng đồng quốc tế không kịp thời hành động, hàng loạt những thách thức lớn, trong đó có khủng hoảng lương thực, có thể vượt tầm kiểm soát.
Ngày Đất thế giới (5/12) năm 2022 và chiến dịch "Đất: Khởi nguồn của lương thực" nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc duy trì các hệ sinh thái lành mạnh và sự sung túc của con người bằng cách giải quyết những thách thức ngày càng tăng trong quản lý đất, nâng cao nhận thức về đất và khuyến khích xã hội cải thiện "sức khỏe" của đất.
Liên hợp quốc vừa phát động chiến dịch hành động gồm một loạt sáng kiến nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Liên hợp quốc nhấn mạnh: Cam kết về các mục tiêu phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được nếu nạn bạo lực không chấm dứt và phụ nữ và trẻ em gái có được tương lai tươi sáng hơn.
Hội nghị cấp cao lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) vừa bế mạc tại Ai Cập đã đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá về vấn đề gai góc nhất, theo đó lập một quỹ đền bù cho những nước nghèo chịu tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Thỏa thuận đã làm tăng niềm tin về việc cộng đồng quốc tế có thể tìm được tiếng nói chung trong nỗ lực bảo vệ hành tinh xanh.
Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2022 chính thức khai mạc tối 20/11 trên sân vận động Al Bayt của thành phố Al Khor (Qatar). Quốc vương Qatar Tammim Bin Hamad Al Thani cùng các thành viên Hoàng gia và nhiều nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các nước, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) Gianni Infantino, lãnh đạo liên đoàn bóng đá các châu lục, các nước và 60.000 khán giả đã tham dự buổi lễ.
Dư luận quốc tế đang hướng sự chú ý đặc biệt tới đảo Bali của Indonesia, nơi diễn ra Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Trong bối cảnh hàng loạt thách thức đan xen nổi lên trên quy mô toàn cầu, cộng đồng quốc tế kỳ vọng G20 thể hiện trách nhiệm đầu tàu, vượt qua khác biệt để tăng cường kết nối và hợp tác, tạo động lực đưa thế giới vượt qua thách thức, phục hồi và phát triển.
Tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở thành phố Sharm El-Sheikh, nước chủ nhà Ai Cập và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã khởi động sáng kiến Chuyển đổi bền vững các hệ thống nông nghiệp và lương thực (FAST) của Ai Cập.