Giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2022 chính thức khai mạc tối 20/11 trên sân vận động Al Bayt của thành phố Al Khor (Qatar). Quốc vương Qatar Tammim Bin Hamad Al Thani cùng các thành viên Hoàng gia và nhiều nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các nước, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) Gianni Infantino, lãnh đạo liên đoàn bóng đá các châu lục, các nước và 60.000 khán giả đã tham dự buổi lễ.
Dư luận quốc tế đang hướng sự chú ý đặc biệt tới đảo Bali của Indonesia, nơi diễn ra Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Trong bối cảnh hàng loạt thách thức đan xen nổi lên trên quy mô toàn cầu, cộng đồng quốc tế kỳ vọng G20 thể hiện trách nhiệm đầu tàu, vượt qua khác biệt để tăng cường kết nối và hợp tác, tạo động lực đưa thế giới vượt qua thách thức, phục hồi và phát triển.
Tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở thành phố Sharm El-Sheikh, nước chủ nhà Ai Cập và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) đã khởi động sáng kiến Chuyển đổi bền vững các hệ thống nông nghiệp và lương thực (FAST) của Ai Cập.
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về một đạo luật đặt ra các mục tiêu quốc gia giảm tổng lượng khí thải carbon vào cuối thập niên này trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, giao thông vận tải.
Dân số thế giới dự kiến chạm ngưỡng 8 tỷ người vào ngày 15/11 tới. Cột mốc này đánh dấu những nỗ lực và thành quả đáng tự hào mà thế giới đã đạt được trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống người dân, song cũng đặt ra thách thức lớn cho mục tiêu bảo đảm tương lai bền vững cho tất cả mọi người.
Ngày 7/11, tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), các nhà lãnh đạo từ gần 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã ra mắt Liên minh quốc tế ứng phó với hạn hán. Liên minh được thành lập theo đề xuất của Senegal và Tây Ban Nha.
Hơn một thế kỷ đã trôi qua, nhưng những tinh hoa, giá trị thời đại của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn luôn tỏa sáng, thôi thúc và khơi dậy tinh thần cách mạng của nhân dân tiến bộ toàn thế giới.
Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) cảnh báo, kể từ năm 1970 đến nay, các quần thể động vật hoang dã trên thế giới đã giảm gần 70% do nạn chặt phá rừng và ô nhiễm đại dương. Tình trạng đa dạng sinh học bị suy thoái nghiêm trọng như hiện nay đặt ra yêu cầu cấp bách cho các quốc gia phải hành động một cách có trách nhiệm với vấn đề "không của riêng ai" này.
Dư vị của một mùa hè nắng chói chang vẫn chưa kết thúc tại châu Âu, khi các quốc gia như Anh, Tây Ban Nha, Đức và Pháp đang trải qua một mùa thu ấm áp bất thường.
Với hơn 60 phiên họp và thảo luận, Hội nghị thượng đỉnh y tế thế giới (WHS) năm nay sẽ tập trung vào các chủ đề chính như đầu tư cho sức khỏe và tinh thần; biến đổi khí hậu và sức khỏe hành tinh.