Với chủ đề "Thời đại bất định, cuộc sống bất an: Xây dựng tương lai trong một thế giới đang chuyển đổi", Báo cáo Phát triển con người toàn cầu 2021/2022 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố đã cho thấy bước thụt lùi của thế giới. Đây là tiếng chuông báo động về những thách thức lớn khi thế giới bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng với mức độ ngày càng trầm trọng.
Tuần qua (22 – 28/8) đánh dấu tròn nửa năm cuộc xung đột Nga – Ucraine bùng phát vốn gây ra nhiều hậu quả cho cả hai bên lẫn những hệ lụy đối với sự ổn định toàn cầu. Bên cạnh đó, những khó khăn khi khan hiếm khí đốt hay tác động của dịch bệnh và biến đổi khí hậu,… tiếp tục thử thách “sức bền” của thế giới cần phải vượt qua để bảo đảm sự sống và phát triển bền vững.
Cùng với những sự kiện liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước, ảnh hưởng từ dịch bệnh và hiện tượng thời tiết cực đoan là những mối quan tâm lớn của người dân các nước về tình hình thế giới tuần qua (15-21/8).
Bộ trưởng Kế hoạch phát triển quốc gia Indonesia Suharso Monoarfa ngày 14/8 tuyên bố, các thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí tăng cường hợp tác đa phương và thúc đẩy việc thiết lập quỹ phát triển dành cho những nước kém phát triển và đang phát triển, cũng như các đảo quốc nhỏ.
Đối phó lạm phát và tình trạng giá leo thang là ưu tiên hàng đầu của chính phủ nhiều nước. Chính phủ Nhật Bản đã đề ra các giải pháp bổ sung nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của tình trạng giá leo thang. Theo Chánh văn phòng Chính phủ Nhật Bản, nước này hướng tới mục tiêu soạn thảo gói biện pháp vào đầu tháng 9 tới, với ngân sách nằm trong khoản 4.700 tỷ yen (35 tỷ USD) dự trữ quốc gia hiện nay. Thủ tướng Nhật Bản cũng yêu cầu chặn đà tăng giá lúa mì nhập khẩu.
Ngày 9/8, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc cho biết tháng 7 vừa qua là một trong số những tháng 7 nóng nhất, với nhiệt độ toàn cầu ghi nhận tăng gần 0,5 độ C so với mức trung bình.
Kế hoạch cắt giảm tiêu thụ khí đốt có hiệu lực từ ngày 9/8. Theo đó, các nước thành viên EU sẽ cắt giảm tiêu thụ khí đốt ở mức ít nhất 15% vào giai đoạn từ giữa tháng Tám đến tháng 3/2023.
Lệnh ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian giữa Israel và Phong trào thánh chiến Hồi giáo (PIJ) trên Dải Gaza đã bắt đầu có hiệu lực vào tối 7/8 (theo giờ địa phương), sau gần 3 ngày xung đột khiến hàng chục người Palestine thiệt mạng.
Tuần qua (25 – 31/7), cộng đồng quốc tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, đậu mùa khỉ… kèm với bất ổn kinh tế khiến giảm dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu; bên cạnh đó là những tin tức tích cực khi Liên hợp quốc thông qua nghị quyết lịch sử về quyền tiếp cận với môi trường trong sạch hay các nước EU đạt thỏa thuận cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ, lãnh đạo Mỹ – Trung trao đổi về quan hệ song phương...
Ngày 1/8, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã hoan nghênh tin tức về chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine rời cảng Odessa, trong khuôn khổ thỏa thuận Nga và Ukraine đã ký kết riêng biệt tại Istanbul, với Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ là các bên đồng bảo trợ.