Mặc dù “cơn sốt” giá lương thực đã hạ nhiệt trên toàn cầu, nhưng thách thức an ninh lương thực vẫn nghiêm trọng với các quốc gia châu Phi trong bối cảnh hạn hán và tình trạng bất ổn, thiếu điện vẫn đang đẩy hàng triệu người dân châu Phi lâm vào cảnh đói kém.
Cảnh báo về những thách thức và rủi ro chưa từng thấy mà thế giới phải đối mặt trong năm 2023, từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, cuộc chiến chống đói nghèo, khủng hoảng khí hậu, bạo lực và bất ổn ở nhiều khu vực, cho tới tình trạng bất bình đẳng về phát triển kinh tế…, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã hối thúc toàn nhân loại rằng, "giờ là thời điểm thức tỉnh và cùng nhau hành động". Đây cũng là những nhiệm vụ ưu tiên mà các quốc gia phải làm vì một thế giới hòa bình và phát triển.
Tăng cường sản xuất nông nghiệp để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu là một trong những biện pháp mà các nhà lãnh đạo châu Phi đang thúc đẩy để góp phần giảm đói nghèo. Trong bối cảnh Lục địa đen thường xuyên đối mặt với khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, việc nâng cao năng lực sản xuất lương thực được coi là "chìa khóa" để bảo đảm an ninh lương thực lâu dài.
Mỹ từng bước kiềm chế được đà tăng của lạm phát, kinh tế Trung Quốc khởi sắc ngay từ đầu năm, trong khi Eurozone tránh được suy thoái… Các chuyên gia kinh tế chỉ ra hàng loạt yếu tố tích cực, được dự báo góp phần tạo nên một kịch bản tươi sáng hơn với kinh tế thế giới trong năm 2023.
Để xây dựng một xã hội ngày càng bình đẳng cho tất cả mọi người, mới đây, Pháp đã công bố kế hoạch quốc gia nhằm đối phó nạn phân biệt chủng tộc. Cùng với Pháp, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đang nỗ lực hết sức trong cuộc chiến không khoan nhượng này.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc dự báo, tăng trưởng việc làm toàn cầu trong năm 2023 sẽ chỉ ở mức 1%, bằng một nửa mức tăng trưởng trong năm 2022. Thị trường lao động đang chịu tác động mạnh mẽ từ căng thẳng địa chính trị, sự phục hồi không đồng đều tại các nước sau đại dịch, các điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng…
Tháp Tokyo - biểu tượng tại thủ đô Nhật Bản được thắp sáng một mầu đỏ rực vào đêm giao thừa để chào mừng Tết Nguyên đán 2023. Thời điểm tòa tháp biểu tượng được thắp sáng, hơn 2.000 quả bóng bay cũng được thả lên bầu trời, gửi đi những lời chúc năm mới tới toàn thế giới. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda đã gửi video chúc mừng Tết Nguyên đán tới toàn thể người dân một năm mới mạnh khỏe, hòa bình và thịnh vượng.
Nhiều thành phố trên thế giới đẩy mạnh việc đưa xe công vụ chạy điện vào hoạt động nhằm tận dụng chính sách ưu đãi của các chính phủ. Xu hướng sử dụng xe điện ngày càng phổ biến, góp phần bảo vệ môi trường sống trong lành.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay khiến nhiều quốc gia châu Âu rơi vào tình cảnh khốn đốn, song lại có tác dụng tích cực là thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo. Các mô hình năng lượng sạch này giúp giảm phát thải CO2 ra môi trường.
Tại cuộc họp báo kết thúc năm 2022, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi thế giới chung tay biến 2023 thành năm hành động vì hòa bình, bằng cách tìm giải pháp thiết thực cho các vấn đề cấp bách toàn cầu.