Kinh tế châu Âu có triển vọng thoát khỏi suy thoái "trong gang tấc" khi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nhận định, tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Lục địa già sụt giảm mạnh trong năm nay, nhưng hầu hết các quốc gia sẽ tránh được suy thoái. Mặc dù vậy, nguy cơ khủng hoảng năng lượng và "bóng ma lạm phát" vẫn đe dọa nghiêm trọng kinh tế khu vực này.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của các nước đang phát triển ở châu Á, chủ yếu do tác động từ việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng dịch Covid-19 và mở cửa trở lại. Trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2023 công bố ngày 4/4, ADB cho biết, suy thoái kinh tế thế giới nghiêm trọng hơn từ quý IV năm 2022 và nhiều khả năng tiếp tục trong năm 2023.
Ngày 4/4, cờ của Phần Lan đã được treo bên ngoài trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thủ đô Brussels (Bỉ), tượng trưng cho việc quốc gia Bắc Âu chính thức trở thành thành viên thứ 31 của liên minh này.
Trong các quốc gia OPEC+ tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu mỏ, Nga cho biết sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu khí thêm 500.000 thùng/ngày từ mức sản xuất trung bình vào tháng Hai cho tới cuối năm 2023.
Các quốc gia thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cam kết tăng cường giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực nghiêm trọng, nhất là thách thức đối với các nước kém phát triển nhất (LDC) và các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực ròng (NFIDC). Đây là hành động cần thiết và khẩn cấp trong cuộc chiến chống nạn đói có nguy cơ bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới.
"Chuyển đổi năng lượng - Đảm bảo một tương lai xanh" là chủ đề của diễn đàn Đối thoại chuyển đổi năng lượng Berlin (BETD) lần thứ 9 đã khai mạc tại thủ đô Berlin của Đức. Chuyển đổi xanh đã trở thành "việc cần làm ngay" của mọi quốc gia, nhưng là hành trình gian nan đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư, hợp tác của cộng đồng quốc tế.
Kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng trưởng mạnh nhất trong 10 tháng và điều này làm "tan băng" mối lo suy thoái kinh tế trên toàn châu lục. Tuy nhiên, tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây và lạm phát chưa hạ nhiệt vẫn là những vấn đề kinh tế lớn của Lục địa già.
Các quan chức y tế hàng đầu của châu Phi đã nhóm họp tại Hội nghị quốc tế về chương trình y tế châu Phi (AHAIC) năm 2023, được tổ chức tại thủ đô Kigali của Rwanda. Với chủ đề "Hệ thống y tế vững mạnh cho châu Phi: Hình dung lại tương lai", hội nghị tập trung tìm kiếm các phương án xây dựng hệ thống y tế vững mạnh, nhằm đối phó các mối đe dọa hiện hữu và mới nổi, chẳng hạn như tác động của biến đổi khí hậu.
Kết thúc đàm phán, hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc ký hai tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới và về kế hoạch phát triển các lĩnh vực trọng điểm trong hợp tác kinh tế hai nước đến năm 2030.
Báo cáo Hạnh phúc thế giới được công bố nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3) đánh dấu lần thứ 6 liên tiếp Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.