Các Bộ trưởng chia sẻ nhận định chung về tình hình bất ổn, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay, trong đó, nổi trội là cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các vấn đề an ninh xuyên biên giới cùng diễn biến phức tạp tại nhiều điểm nóng. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng hơn cả với ASEAN là giữ vững đoàn kết, tích cực tham vấn để tìm kiếm phương thức ứng xử phù hợp, và duy trì cách tiếp cận cân bằng, hài hòa trong quan hệ đối ngoại.
Mục tiêu thiết lập mô hình phát triển mới, bao trùm và cân bằng giúp Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) tạo được sức hút mạnh mẽ, nhất là đối với các nước đang phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nỗ lực phục hồi, BRICS nhấn mạnh cam kết đem tới những thay đổi quan trọng, đặt nền tảng vững chắc để thúc đẩy các bên tham gia cùng hướng tới mục tiêu thịnh vượng chung.
Theo Tổ chức Net Zero Tracker, gần một nửa trong số các doanh nghiệp lớn nhất thế giới cam kết đạt mục tiêu trung hòa khí thải các-bon vào năm 2050, song chỉ một số ít trong nhóm này thực sự có kế hoạch hành động đáng tin cậy. Các cơ quan quản lý trên thế giới bắt đầu siết chặt quy định liên quan việc đánh giá tiêu chí thân thiện với môi trường trong hoạt động doanh nghiệp.
Hàng trăm nhà lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quy tụ tại Paris của Pháp, cùng thảo luận giải pháp cho các vấn đề biến đổi khí hậu và tình trạng đói nghèo. Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu, chia sẻ gánh nặng và tăng cường phối hợp hành động là đề xuất của nhiều đại biểu nhằm giải những bài toán cấp bách của thế giới.
Nhiều kỷ lục về mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu đã bị xô đổ. Thực trạng này kéo theo những tác động sâu rộng đối với sức khỏe con người, nguồn nước, môi trường và an ninh lương thực.
Thụy Điển, quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, đã đánh giá thỏa thuận mới đạt được của EU là “sự cân bằng” về trách nhiệm đối với những người xin tị nạn, trong khi Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser ví thỏa thuận này như một “thành công lịch sử” của Lục địa già.
Hội nghị tham vấn hằng năm của Liên hợp quốc về khí hậu diễn ra tại thành phố Bonn của Đức, từ ngày 5 đến 15/6, tập trung cao độ bàn thảo về các biện pháp thực chất, cụ thể nhằm kiềm chế tình trạng ấm lên toàn cầu. Ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng, những nỗ lực bảo vệ khí hậu và Trái đất hiện vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 lên 2,1%, từ mức 1,7% đưa ra hồi tháng 1. Lý giải việc nâng dự báo, WB cho rằng Mỹ và các nền kinh tế lớn khác đã phục hồi mạnh hơn so với kỳ vọng.
Những số liệu thống kê đến từ các nền kinh tế lớn trên thế giới phản ánh mối lo ngại mạnh mẽ đối với thị trường và nguy cơ suy thoái phủ bóng lên bức tranh kinh tế thế giới. Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu đang giảm tốc và tác động mạnh tới các thị trường.
Xử lý ô nhiễm nhựa là thông điệp Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) lựa chọn làm chủ đề cho Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2023. Lời kêu gọi bảo vệ hành tinh trước mối đe dọa nguy hiểm này được đưa ra trong bối cảnh các nước đang thúc đẩy đàm phán nhằm đạt thỏa thuận chống ô nhiễm rác thải nhựa vào năm 2024.