Trong nỗ lực thực hiện cam kết của Liên minh châu Âu (EU) giảm 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030 so với mức ghi nhận năm 1990 và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, Đức và Pháp đang tăng tốc chuyển đổi năng lượng sạch. Tại Diễn đàn Năng lượng Đức-Pháp lần thứ 6, hai nền kinh tế lớn của châu Âu đã khẳng định hợp tác thúc đẩy phát triển hydro, cũng như các cam kết chuyển đổi năng lượng.
Tại phiên toàn thể Hội nghị thường niên mùa thu diễn ra ở Marrakech (Maroc), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) hối thúc các nước thành viên tăng cường hỗ trợ nỗ lực chống đói nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh thế giới đối mặt khủng hoảng khí hậu, sự hỗ trợ của các nước giàu dành cho nước nghèo trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu rất quan trọng, giúp các mục tiêu toàn cầu không chệch hướng.
Châu Phi mới đây tuyên bố có đầy đủ tiềm năng và tham vọng trở thành một phần quan trọng trong giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Dù vậy, để giải phóng tiềm năng tăng trưởng xanh trên toàn châu lục ở mức độ có thể tạo ra những đóng góp ý nghĩa cho quá trình phi carbon hóa nền kinh tế toàn cầu, châu Phi cần sự hỗ trợ của các nước phát triển. Các nước châu Phi kêu gọi cộng đồng quốc tế giảm gánh nặng nợ cho các nước này và cải cách hệ thống tài chính toàn cầu để mở đường cho hoạt động đầu tư vào năng lượng sạch.
Indonesia là ứng cử viên do ASEAN giới thiệu đã đạt được số phiếu cao nhất là 186 phiếu, trong khi Cuba là quốc gia Mỹ Latinh nhận số phiếu cao nhất (146 phiếu).
Pháp mong muốn dùng số tiền này để hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư tư nhân phát triển năng lượng tái tạo.
Hội nghị thượng đỉnh thường niên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Ấn Độ mới đây, đã chính thức thông báo về việc cấp tư cách thành viên thường trực cho Liên minh châu Phi (AU). Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với châu lục này, mang lại một khuôn khổ thuận lợi để Lục địa đen đóng góp hiệu quả vào nỗ lực của thế giới giải quyết những thách thức toàn cầu.
Tại hội nghị quốc tế về khí hậu và năng lượng với sự tham dự của khoảng 40 bộ trưởng và các nhà lãnh đạo thế giới diễn ra ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, Giám đốc Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) Fatih Birol đã cảnh báo về những thách thức trong việc thực hiện mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5oC. Ông kêu gọi tăng cường hợp tác trong bối cảnh thế giới đang chạy đua với thời gian trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Kinh tế thế giới đã đón nhận thêm những thông tin tích cực khi Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc đã vượt ngưỡng 50 điểm; lạm phát "hạ nhiệt" và mây đen đã bớt u ám với các nền kinh tế châu Âu, trong khi triển vọng kinh tế Mỹ tiếp tục sáng sủa hơn.
Hơn một nửa dân số toàn cầu chưa được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế thiết yếu. Đưa ra các cam kết chính trị mạnh mẽ hơn và đầu tư tài chính để bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là nhiệm vụ cấp bách mà các nhà lãnh đạo thế giới vừa đề ra tại phiên họp trong khuôn khổ kỳ họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc, giữa lúc hàng loạt thách thức y tế cũ, mới đan xen.
Ngày 19/9, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Hoa Kỳ) Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) với chủ đề “Xây dựng lại lòng tin và thúc đẩy đoàn kết toàn cầu: Tăng cường hành động về Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững hướng tới hòa bình, thịnh vượng, tiến bộ và bền vững cho tất cả mọi người”, đã khai mạc với sự tham dự của hơn 150 Người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, cùng đại diện Lãnh đạo của nhiều nước và tổ chức quốc tế.