Phần Lan tiếp tục được đánh giá là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

Báo cáo Hạnh phúc thế giới được công bố nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3) đánh dấu lần thứ 6 liên tiếp Phần Lan đứng đầu bảng xếp hạng những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.

Một góc đường Aleksi tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. (Ảnh: Getty Images)

Báo cáo Hạnh phúc thế giới là một ấn phẩm của Mạng lưới Giải pháp Phát triển bền vững (Liên hợp quốc) dựa trên số liệu được thu thập từ người dân tại hơn 150 quốc gia.

Các tiêu chí được đánh giá gồm: GDP bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tuổi thọ trung bình, quyền tự do lựa chọn cuộc sống, sự rộng lượng và nhận thức về tham nhũng.

Quốc gia Bắc Âu và các nước láng giềng như Đan Mạch, Iceland, Thụy Điển và Na Uy đều đạt điểm rất cao trong các tiêu chí, bao gồm tuổi thọ khỏe mạnh, thu nhập bình quân đầu người, hỗ trợ xã hội, tham nhũng thấp. Cùng với đó là sự rộng lượng trong cộng đồng nơi mọi người chăm sóc cho nhau và tự do đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống.

Trong Nghị quyết 66/281 ngày 12/7/2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố chọn ngày 20/3 hằng năm là Ngày Quốc tế hạnh phúc. Nghị quyết này được khởi xướng bởi Bhutan, quốc gia đã ghi nhận giá trị của hạnh phúc quốc gia hơn là thu nhập quốc gia từ đầu những năm 1970 và nổi tiếng với việc thực thi mục tiêu tổng hạnh phúc quốc gia thay vì tổng sản phẩm quốc nội.

Kể từ năm 2013, Liên hợp quốc đã kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc để công nhận tầm quan trọng của hạnh phúc trong cuộc sống của mọi người dân trên khắp thế giới.

Hạnh phúc là mục tiêu cơ bản của con người. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã công nhận mục tiêu này và kêu gọi “cách tiếp cận toàn diện, công bằng và cân bằng hơn đối với tăng trưởng kinh tế nhằm thúc đẩy hạnh phúc và phúc lợi của tất cả mọi người”.

Năm 2015, Liên hợp quốc đã đưa ra 17 Mục tiêu Phát triển bền vững nhằm xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng và bảo vệ hành tinh của chúng ta - 3 khía cạnh chính dẫn đến hạnh phúc và thịnh vượng.

Liên hợp quốc hoan nghênh người dân ở mọi lứa tuổi, mọi lớp học, doanh nghiệp và chính phủ tham gia kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc.

https://nhandan.vn/phan-lan-tiep-tuc-duoc-danh-gia-la-quoc-gia-hanh-phuc-nhat-the-gioi-post743773.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Động lực thúc đẩy sự phát triển của EU

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối lại các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Philippines, ký tuyên bố chung về quan hệ Ðối tác chiến lược toàn diện với Ai Cập và khởi động quá trình đàm phán nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Thụy Sĩ. Mở rộng mạng lưới thỏa thuận hợp tác với các nước góp...

Châu Phi tăng tốc số hóa

Tốc độ số hóa chậm chạp đang ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội tại một số nước châu Phi. Theo các chuyên gia, châu lục này cần nắm bắt những tiến bộ mới nhất trong công nghệ kỹ thuật số nhằm thúc đẩy phát triển. Tăng cường chuyển đổi số được coi như “chìa khóa” để khai thác...

Nga: Tổng thống tái đắc cử V. Putin nêu ưu tiên trong nhiệm kỳ mới

Theo hãng tin TASS, phát biểu tại trụ sở chiến dịch tranh cử của mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến những ưu tiên trong nhiệm kỳ mới sau khi ông giành được số phiếu ủng hộ cao nhất trong cuộc bầu cử tổng thống nước này.

Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng rác thải

Sau một năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) vừa đạt thỏa thuận hạn chế rác thải bao bì trên toàn khối. Cùng với EU, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực ngăn chặn những tác hại nghiêm trọng về y tế, môi trường và kinh tế mà núi rác thải khổng lồ có thể gây ra.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các...

Nguy cơ khủng hoảng lương thực lan rộng nhiều nơi trên thế giới

Các tổ chức quốc tế cảnh báo khoảng 58,1 triệu người đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng ở vùng Sừng Lớn của châu Phi. Tuy nhiên, nỗi lo mất an ninh lương thực không chỉ hiện hữu ở châu Phi, mà còn là “bóng ma” ám ảnh nhiều nơi trên thế giới.