Vị đắng cải mèo

Ở vùng cao Y Tý, cải mèo không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của bà con bản địa. Những du khách đến từ miền xuôi đã bị món ăn bình dân này vương vấn. Khi về, ai cũng có một bó cải mèo như một món quà của đất trời Y Tý.

 

Cải mèo.

         Cải mèo được người Mông gieo hạt dọc theo các luống đi của  ruộng bậc thang hay bất cứ khoảng đất trống nào xung quanh nhà. Cải cao chừng 4 - 5 tấc là có thể ăn được. Để lâu hơn thì cải ra ngồng, đậu hạt để làm giống.

      Cải mèo có mùi hăng hăng, nhân nhẫn, được luộc hoặc nấu  canh, nhúng lẩu. Cải mèo nấu với thịt băm, chỉ cần nêm muối cũng đã ngon mà không cần bất cứ gia vị nào khác. Trong ẩm thực của người Hà Nhì hay người Mông, người Dáy, cải mèo được xem là nhiều dinh dưỡng, thay thế hoàn toàn rau xanh, tăng thêm vị ngon cho các loại thịt hun khói, gác bếp.

        Trong bữa ăn đặt sẵn ở Y Tý, khách thường chọn món cải mèo luộc sơ qua nước sôi rồi chấm với trứng vịt luộc dầm nước mắm. Vị nhẫn mà ngọt của cải mèo hòa quyện vào vị mằn mặn của nước mắm biển dưới xuôi mang lên và vị béo ngầy ngậy của trứng đủ để thực khách lua vài chén cơm ngon lành. Cải mèo luộc chấm với nước tương dầm ớt cay cũng làm khách ngon miệng, ăn hết chén cơm mà không hay.

Mùa đông, khi những đồng ruộng bậc thang đã thu hoạch xong lúa, người ta lại trồng cải mèo làm giống. Ngồng cải mèo ra bông trắng tinh, nhìn từ xa như hoa tuyết phủ lên những vạt cây bụi. Tây Bắc ngoài mùa vàng lúa chín còn có mùa hoa cải mèo níu chân du khách dừng lại ngắm nghía, chụp ảnh.

(Theo báo điện tử Cần Thơ)

Tin Liên Quan

Thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai

Lào Cai nổi tiếng với nhiều món ngon và khác biệt, một trong những món ăn đó, là được chế biến từ thịt lợn cắp nách, đặc sản khó quên của Lào Cai.

Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa

Đó là mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Lào Cai.

Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

Làng làm bánh chưng Ún Tà vào tết

Đến làng Ún Tà, xã Cốc San (thành phố Lào Cai) những ngày tháng Chạp. Từ đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng máy cắt ống cây nứa, tiếng lách cách chẻ ống lam, đặc biệt là mùi gạo nếp thơm nức của những mẻ bánh chưng vừa luộc sẵn sàng phục vụ khách hàng chuẩn bị đón tết.

Dúa chỏ - Món quà vặt của vùng cao

Cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 10 km, xã Hoàng Thu Phố có 5 thôn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quần thể cây chè di sản và bất cứ du khách nào đến Hoàng Thu Phố cũng được người dân mời thưởng thức món “dúa chỏ” (bánh nếp đường)...

Tạo sự đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu

Việc mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát...