Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Bát Xát, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa

Đó là mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 tại tỉnh Lào Cai.

 

Lào Cai xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

 

1. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Duy trì tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế/nămtạiBệnh viện tuyến tỉnh ≥ 50%, Bệnh viện tuyến huyện ≥ 75%.

- 100% cơ sở kiểm nghiệm thuốc, cơ sở bảo quản thuốc, cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn tỉnh duy trì đáp ứng GPs theo quy định. Duy trì 100% cơ sở bán buôn và bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh được kết nối liên thông với Hệ thống cơ sở dữ liệu Dược quốc gia; đảm bảo duy trì hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực dược được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc có tổ chức và triển khai các hoạt động dược lâm sàng. Phấn đấu tỷ lệ người làm công tác dược lâm sàng đạt 01 người/100 giường bệnh nội trú và 02 người/1.000 đơn thuốc được cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú có thẻ bảo hiểm trong một ngày.

- Triển khai đầy đủ, kịp thời 100% văn bản pháp luật về dược mới ban hành tới các cơ quan, đơn vị, bộ phận có liên quan.

- Thực hiện quy hoạch tổng thể vùng trồng dược liệu trên địa bàn các huyện, thị xã: Bắc Hà, Bát Xát, Sa Pa, Si Ma Cai.

- Đạt tỷ lệ 4,0 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ được đào tạo về chuyên ngành dược lâm sàng đạt tối thiểu 20%.

2. Định hướng đến năm 2045

 Hoàn thành xây dựng các nền tảng phát triển ngành Dược tỉnh Lào Cai về kiểm nghiệm thuốc, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc và cảnh giác dược đảm bảo đạt các chỉ tiêu theo yêu cầu đặt ra tại Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

 

Để phát triển ngành Dược đảm bảo cung ứng thuốc chủ động, kịp thời, có chất lượng cho người dân với mức chi phí hợp lý theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tỉnh Lào Cai đề ra 05 nhóm giải pháp, cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện về thể chế, pháp luật; Công tác thông tin, truyền thông; Duy trì và từng bước phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phát triển dược liệu; Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; Nâng cao năng lực quản lý trong lĩnh vực dược. Trong đó quan tâm bố trí, dành quỹ đất cho phát triển các cơ sở sản xuất thuốc phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chú trọng phát triển hệ thống cung ứng thuốc cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đảm bảo cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ cung ứng thuốc, nhất là các thuốc thiết yếu, thông thường. Khuyến khích và ưu tiên các dự án nuôi trồng, chế biến dược liệu đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc” (GACP- WHO) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

Các sản phẩm dược liệu của Lào Cai

Tăng cường truyền thông và nâng cao nhận thức của người hành nghề trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, dược và nhận thức của người bệnh trong việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, rõ nguồn gốc và chất lượng. Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Truyền thông về chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý của thuốc sản xuất trong nước, các thông tin về nguồn gốc, tác dụng của dược liệu, nhất là các dược liệu đặc hữu của Việt Nam. Tăng cường thông tin, quảng bá sản phẩm thuốc, dược liệu mang thương hiệu Quốc gia; quảng bá về tiềm năng phát triển của tỉnh liên quan tới các hoạt động về dược là cơ sở thu hút đầu tư phát triển ngành dược, dược liệu tại tỉnh.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Bánh chưng cốm của người Thái

Vùng đất Thẳm Dương (Văn Bàn) không chỉ nổi tiếng với giống nếp đệ nhất “nữ hoàng” Khảu Tan Đón, còn có món bánh chưng cốm đang được cấp ủy, chính quyền cùng đồng bào dân tộc Thái nơi đây xây dựng trở thành thương hiệu riêng.

Làng làm bánh chưng Ún Tà vào tết

Đến làng Ún Tà, xã Cốc San (thành phố Lào Cai) những ngày tháng Chạp. Từ đầu làng, chúng tôi đã nghe tiếng máy cắt ống cây nứa, tiếng lách cách chẻ ống lam, đặc biệt là mùi gạo nếp thơm nức của những mẻ bánh chưng vừa luộc sẵn sàng phục vụ khách hàng chuẩn bị đón tết.

Dúa chỏ - Món quà vặt của vùng cao

Cách trung tâm huyện Bắc Hà khoảng 10 km, xã Hoàng Thu Phố có 5 thôn, chủ yếu là đồng bào Mông sinh sống. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, quần thể cây chè di sản và bất cứ du khách nào đến Hoàng Thu Phố cũng được người dân mời thưởng thức món “dúa chỏ” (bánh nếp đường)...

Tạo sự đột phá về phát triển kinh tế cửa khẩu

Việc mở và nâng cấp 2 cặp cửa khẩu: Mường Khương - Kiều Đầu (Vân Nam), Bản Vược (Bát Xát) - Pả Sa (Vân Nam) thành cửa khẩu quốc tế; mở 6 lối thông quan/đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa thuộc các cặp cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu song phương trên địa bàn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát...

Bản Hồ mùa cốm mới

Khi tiết thu se lạnh, những ruộng lúa nếp bắt đầu chắc hạt, người dân xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) háo hức bước vào vụ cốm mới. Những hạt cốm màu xanh ngọc, dẻo thơm càng cuốn hút du khách đến với vùng đất này.

Bánh chuối - hương vị ẩm thực đặc trưng của người Tày

Trong văn hóa ẩm thực mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những món ăn độc đáo, mang đậm nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của từng dân tộc. Đối với dân tộc Tày ở Văn Bàn (Lào Cai), nhiều món bánh của họ đã trở thành đặc sản, ăn một lần là nhớ mãi và bánh chuối là một món ăn như vậy, bình dị...