Lào Cai: Bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu: Lập 03 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị ít nhất 01 lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Việc bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội phục vụ phát triển du lịch

Việc bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch được triển khai với các hoạt động chính gồm:

Nghiên cứu, lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghi lễ Ta Pao Phù của người Bố Y ở Mường Khương; Tết tháng 7 của người Mông Xanh, huyện Văn Bàn; Nghề dệt của người Mông Xanh, huyện Văn Bàn.

Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy Nghi lễ Then của người Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, nghi lễ Then Khoăn của người Tày huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, nghề làm khèn Mông gắn với phát triển sản phẩm du lịch huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, thị xã Sa Pa. Sưu tầm bảo tồn văn hóa phi vật thể nhóm ngành Mông Trắng huyện Văn Bàn, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai và thị xã Sa Pa: Dân ca, dân vũ, dân nhạc của người Mông Trắng.

Khôi phục, bảo tồn trang phục của dân tộc có nguy cơ mai một cao dân tộc Tày (ngành Thu Lao);  phục dựng bảo tồn di sản múa ngựa giấy dân tộc Nùng tỉnh Lào Cai tại huyện Mường Khương.

Xây dựng mô hình gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu mua bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn trang sức dân tộc Phù Lá xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà. Tổ chức mở lớp truyền dạy, kỹ năng kỹ thuật cách thức trồng bông, trồng lanh dệt vải, kỹ thuật thuê thùa, trang trí hoa văn, ghép vải của người Hà Nhì và người Giáy.

Việc đầu tư, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, cơ sở vật chất văn hoá phục vụ phát triển du lịch sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Thu Hương

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai