Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.
z5572902987951_fe095a8f303bc3749d6adf70c13c9c8a.jpg
Ở Lào Cai, dân tộc Pa Dí có khoảng 2.000 người, sinh sống chủ yếu ở các xã vùng cao thuộc huyện Mường Khương.
z5572902470462_ead2c19ff75496c9d55b89c0e4ca6730.jpg
Trong rừng hoa đầy sắc màu của các dân tộc Việt Nam, trang phục của phụ nữ Pa Dí có vẻ đẹp vô cùng độc đáo.
1.jpg
Ấn tượng nhất phải kể đến chiếc mũ đội đầu gọi là "khùn tằng” (theo tiếng Pa Dí). Tương truyền, xa xưa, người Pa Dí thường sống quây quần, gắn bó trong một mái nhà lớn. Sau này, khi con cháu quá đông nên phải cho ra ở riêng. Để nhắc nhở ý thức nhớ về cội nguồn, bố mẹ, dòng tộc, người Pa Dí lấy hình tượng mái nhà để sáng tạo ra chiếc mũ truyền thống của dân tộc mình.
z5572909585630_7a551595f1cb67e2a7976f47b6597775.jpg
Trang phục của phụ nữ Pa Dí có màu chủ đạo là xanh chàm, điểm màu xanh lá mạ và màu đen. Áo được thiết kế ngắn kiểu xẻ nách, cúc cài bên phải, thân áo ôm sát vòng eo. Điểm nổi bật là mảng trang trí hoa văn bằng những chiếc cúc bạc nhỏ xíu đính liền nhau, tạo thành đường chéo từ cổ áo xuống ngang hông.
 
z5572902470392_d65c0c793e2a552816b65af83e6bcf2b.jpg
Các hạt bạc, cúc bạc được đính trên bề mặt cổ áo. Cúc bạc to được đính để cài khóa ở hai đầu, tạo điểm nhấn cho trang phục.
z5572923793960_01aada4d3fb6747d643af9e1ffeb9604.jpg
Chiếc váy dài đến mắt cá chân thiết kế gần giống váy của người Thái. Choàng ra ngoài váy là chiếc tạp dề cùng màu; nẹp và gấu tạp dề có đường viền màu trắng, hoà với khoanh vải màu trang trí ở tay áo, tạo sự hài hoà, cân đối, nét duyên dáng của người phụ nữ. Đây là sự khác biệt căn bản so với bộ nữ phục Tày, Nùng cùng nhóm.
z5578460559854_7a6ab8ec42cc45e709a9bd3a3c1a9ae7.jpg
Những họa tiết độc đáo được trang trí bằng phương pháp thủ công đã tạo nên nét riêng có trên trang phục, thể hiện sự khéo léo, cần mẫn của phụ nữ Pa Dí trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.
z5572902774639_6cc9412117ac9b3aca0da1581366b7b2.jpg
Tự hào về bộ trang phục độc đáo, nhiều phụ nữ Pa Dí lựa chọn mặc hằng ngày, đặc biệt là trong những dịp lễ, tết...
 
z5572920371066_22bd114735700d2364fa42d9866a0292.jpg
... như lễ Cúng rừng...
z5572902870306_ead7f76f6cfda0d23cf0616d9a340a58.jpg
z5572902938585_06c21aecc4b94aee4267b5faaadadce9.jpg
... và các ngày hội của bản.
z5582371294052_e8106fa320f82a15755e2c4d8538487b.jpg
Thiếu nữ Pa Dí duyên dáng trong trang phục truyền thống.
 
z5572902470463_5641809ccbbe1244abcc0f621f2c75a3.jpg
Những mái nhà an yên được hình tượng hóa qua chiếc mũ đội đầu thể hiện cho cuộc sống bình yên giữa núi rừng hùng vĩ.

[Ảnh] Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương | Báo Lào Cai điện tử (baolaocai.vn)

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn

Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo

Từ lâu, thôn Phẻo, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng vẫn duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng gồm hơn 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và tất cả đều là đồng bào Tày. Những lúc nông nhàn, ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ hay buổi tối, chị em lại tề tựu về nhà văn hóa thôn tập và trao truyền cho nhau...