Theo Tổng cục Thống kê, năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 17,08 tỷ USD, tăng 25,7% so với năm 2011 và chiếm 14,9% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Với số lượng này, ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam trên thế giới, sau EU và Mỹ.
Năm 2012, kinh tế đối ngoại của Việt Nam đạt được kết quả nổi bật trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vỗn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), xuất nhập khẩu và xuất/nhập siêu, khách quốc tế đến Việt Nam…
Bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm mới 2013, Luật Biển Việt Nam và 9 luật khác cùng có hiệu lực.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế-xã hội cả trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn, công tác đối ngoại của Việt Nam năm 2012 vẫn tiếp tục được triển khai mạnh mẽ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XI, cho thấy vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
Nhân dịp năm mới 2013, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ có bài viết với tiêu đề: “Kiên quyết khắc phục yếu kém, vượt qua khó khăn, tiếp tục kiềm chế lạm phát, bảo đảm tăng trưởng, đưa đất nước phát triển bền vững”. Cổng Thông tin đối ngoại xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.
Sáng 9/1, ông Lê Lương Minh đã chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhiệm kỳ 2013-2017, với lễ bàn giao được tổ chức trọng thể tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta, Indonesia.
Một trong những điểm nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong năm 2012 là thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác chiến lược, chủ chốt, theo hướng đi vào chiều sâu và bền vững, nâng cấp quan hệ ngoại giao với các đối tác quan trọng, thúc đẩy quan hệ kinh tế thực chất với các nước, khu vực...
Chiều 20/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về việc Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Mặc dù Việt Nam và Ấn Độ không cùng chung biên giới, khác nhau về vị trí địa lý, song hầu như đều nhận thức được sự cần thiết hợp tác trong một loạt vấn đề ở mức độ khu vực và toàn cầu. Quan hệ hai nước đã đạt được lực đẩy mạnh hơn trong những năm gần đây.