Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN

Sáng 9/1, ông Lê Lương Minh đã chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhiệm kỳ 2013-2017, với lễ bàn giao được tổ chức trọng thể tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN ở thủ đô Jakarta, Indonesia.

Tân Tổng Thư ký ASEAN, ông Lê Lương Minh (trái), Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa và Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ trước Surin Pitsuwan (Ảnh: Ban Thư ký ASEAN)

Ông Surin Pitsuwan, Tổng Thư ký ASEAN nhiệm kỳ trước, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa, Đại sứ-Trưởng phái đoàn đại diện thường trực các nước ASEAN, Đại sứ-Trưởng phái đoàn đại diện thường trực các nước đối tác của ASEAN, Đại sứ các nước ASEAN và Đoàn Ngoại giao tại Indonesia đã dự buổi lễ nói trên.

Phát biểu kết thúc nhiệm kỳ công tác của mình, ông Surin Pitsuwan đã chân thành cảm ơn sự hợp tác của các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là nước chủ nhà Indonesia và Ban Thư ký ASEAN, giúp ông hoàn thành trọng trách Tổng Thư ký ASEAN đầy vinh dự song vô cùng nặng nề.

Ông Surin Pitsuwan đã nhấn mạnh đến kết quả hợp tác chặt chẽ, tốt đẹp giữa ASAN và các nước đối tác, góp phần củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và nâng cao vị thế của khối trên phạm vi toàn cầu, nhất là khi động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chuyển từ các nước Phương Tây sang châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

Tại buổi lễ nhậm chức, ông Lê Lương Minh đã bày tỏ cám ơn Bộ trưởng Marty Natalegawa và Chính phủ Indonesia đã và đang tiếp tục hỗ trợ Ban Thư ký ASEAN, đánh giá tích cực những cống hiến và đóng góp của người tiền nhiệm.

Ông Lê Lương Minh khẳng định vai trò to lớn, mạnh mẽ và đáng tự hào của ASEAN - một tổ chức khu vực tôn trọng và phấn đấu cho hợp tác, hòa bình, ổn định, phát triển, hội nhập và đối phó với những thách thức truyền thống và phi truyền thống trên bình diện khu vực và quốc tế. Ông nhấn mạnh đến những tiến bộ đạt được của ASEAN trong lĩnh vực chính trị và an ninh, với việc Hiệp ước thân thiện và Hợp tác của ASEAN, Hiệp định Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), ngày càng thu hút được sự quan tâm của các nước trên thế giới, cũng như của 5 quốc gia sở hữu hạt nhân. Việc thành lập Viện Hòa giải và Hòa bình ASEAN mới đây là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện hiệu quả các kế hoạch chi tiết Cộng đồng An ninh và Chính trị ASEAN, các biện pháp củng cố quy tắc ứng xử, xây dựng lòng tin, ngăn chặn và giải quyết xung đột.

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, ông Lê Lương Minh nêu bật sự cần thiết tăng cường nỗ lực và thiện chí của cả đôi bên, ASEAN và Trung Quốc, trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc nhân kỷ niệm 10 năm DOC để đẩy nhanh đàm phán, tiến tới hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), nhằm đảm bảo ASEAN và Đông Á là một khu vực hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển.

Đề cập tới những kết quả to lớn của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế và hội nhập, với việc các dòng chảy mở cửa hơn về đầu tư, vốn, lao động, hàng hóa và dịch vụ, các hàng rào thuế quan được thu hẹp hay dỡ bỏ, vấn đề quyền con người, nhất là của phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật được cải thiện, tỷ lệ nghèo đói được cắt giảm, khả năng ứng phó với thảm họa thiên tai được nâng cao, ông Lê Lương Minh cũng đã lưu ý đến những tiềm năng, cơ hội to lớn của ASEAN cần được khai thác, tận dụng và phát huy hơn nữa, cũng như yêu cầu tăng cường hợp tác hiệu quả để đối phó với các thách thức chung của khối và toàn cầu.

Tân Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định trong nhiệm kỳ 5 năm (2013-2017), ông và Ban Thư ký ASEAN sẵn sàng làm việc chặt chẽ với các nước thành viên để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho ASEAN, trong đó có việc xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

 

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...