Bộ Chính trị cho ý kiến tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX

Chiều 20/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về việc Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Tại cuộc họp, tập thể Bộ Chính trị và đại diện các Bộ, ngành đã thảo luận đánh giá những kết quả nổi bật đã đạt được trong 10 năm qua, phân tích những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; nêu mục tiêu, định hướng, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể là vấn đề mới, rất khó khăn, thực hiện lâu dài, thường xuyên.

 

Thay mặt Bộ Chính trị kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, thời gian qua, các cơ quan Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đặc biệt là việc xây dựng các cơ chế chính sách và thể chế hóa. Kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể đã có chuyển biến nhất định. Thực tiễn cho thêm nhận thức: hợp tác xã là cần thiết, hợp tác là một tất yếu kinh tế, là yêu cầu khách quan, là đòi hỏi của cuộc sống.

Tuy nhiên, cho đến nay, kinh tế tập thể vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài, chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết đặt ra. Nhiều hạn chế chế yếu kém được chỉ ra qua sơ kết 5 năm đến nay vẫn chưa được khắc phục, như về quy mô, phạm vi, mô hình tổ chức, đào tạo cán bộ, cơ chế quản lý; hiệu quả và đóng góp của kinh tế tập thể.

Nguyên nhân chủ yếu là nhận thức về kinh tế tập thể và các quan điểm phát triển kinh tế tập thể chưa đầy đủ, chưa thống nhất, có lúc lúng túng; chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện bản chất, vai trò của kinh tế tập thể, thậm chí còn đồng nhất hợp tác xã với doanh nghiệp; công tác chỉ đạo chưa ráo riết, quyết liệt…

Tổng Bí thư nhấn mạnh, tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể là vấn đề mới, rất khó khăn, thực hiện lâu dài, thường xuyên. Sắp tới cần tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 ( khóa IX) và Chỉ thị 20 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Bộ Chính trị đặc biệt nhấn mạnh phải thống nhất nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn bản chất, vai trò của kinh tế tập thể, tạo thống nhất cao trong thực hiện; cần đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể; triển khai thật tốt Luật Hợp tác xã mới được Quốc hội sửa đổi, bổ sung năm 2012 .

Các cơ quan chức năng phối hợp nghiên cứu xây dựng mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kiểu mới phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề và vùng miền, từ đó nhân rộng những mô hình thành công; tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho HTX phát triển về đất đai, vốn, cơ chế, chính sách, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn…

Bộ Chính trị thống nhất ban hành Kết luận về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể , phù hợp với tình hình mới, nhất là sau khi có Luật Hợp tác xã mới.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam - nền kinh tế thành công của thế kỷ 21

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc kiêm Cổ đông sáng lập Tập đoàn VinaCapital nhận định, kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong hai thập kỷ qua, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức. Ông tin rằng đất nước có thể làm tốt hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh và truyền tải thông điệp thành công ra thế giới.

Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – ngày 17/5 năm 2024.

Việt Nam cam kết mạnh mẽ thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam sẽ tiếp tục tập trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính công, củng cố dân chủ ở cơ sở, cũng như thực hiện các nghĩa vụ trong khuôn khổ các điều ước quốc tế về...