Niềm vui cho người trồng dứa Bản Lầu

Ðầu năm mới, người trồng dứa ở xã Bản Lầu (Mường Khương) có thêm niềm vui mới, đó là sự đồng hành của Công ty Cổ phần Thực phẩm và Xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) trong quá trình sản xuất. Đây là cơ hội để người dân và doanh nghiệp phát triển trồng dứa gắn với chế biến, mang lại giá trị cao và mở ra hướng đi mới trong liên kết sản xuất, kinh doanh cây trồng này.

Tôi cùng anh Đỗ Tiến Hằng, cán bộ Phòng Nguyên liệu, Công ty Cổ phần Thực phẩm và Xuất khẩu Đồng Giao tìm gặp anh Tráng Dìn Diu, dân tộc Mông, chủ vườn dứa ở thôn Đồi Gianh. Dọc các triền đồi, hòa với màu sắc của hoa đào, hoa mận là những nương dứa ngút tầm mắt. Thôn Đồi Gianh tuy chưa được coi là “thủ phủ” của vùng dứa Bản Lầu, song được chứng kiến không khí tấp nập mùa thu hoạch dứa ở đây khiến tôi không khỏi ngạc nhiên. Trên đồi dứa bạt ngàn, phụ nữ nhanh tay hái những quả dứa to, chín vàng, tập kết thành từng đống lớn. Cánh đàn ông, thanh niên thồ dứa về bãi, rồi bốc lên xe ô tô. Anh Hằng cho biết: “Dứa Bản Lầu có ưu điểm là trồng trên sườn đồi cao, thời tiết phù hợp, nên quả dứa có tỷ lệ đường khá cao, chất lượng tốt”.

Người dân Bản Lầu tập kết dứa tại điểm quy định.

Từ quả dứa, Công ty Cổ phần Thực phẩm và Xuất khẩu Đồng Giao chế biến thành các sản phẩm, như si rô dứa, nước dứa đóng hộp, dứa miếng đóng hộp xuất khẩu. Năm 2016, doanh thu của công ty đạt 800 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Bước vào năm 2017, Công ty đặt mục tiêu phấn đấu đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng. Chính vì thế, ngay từ những ngày đầu năm mới, cán bộ Công ty đã đến gặp gỡ các chủ vườn dứa, đảm nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Tôi gặp anh Tráng Dìn Diu đang cân dứa bán cho Công ty Cổ phần Thực phẩm và Xuất khẩu Đồng Giao. Anh Diu chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi ở xã Tả Gia Khâu (Mường Khương), đời sống khó khăn, được Nhà nước chuyển về định cư ở xã Bản Lầu. Năm 2012, gia đình tôi không trồng ngô, nuôi lợn, mà chuyển sang  trồng  dứa hàng hóa. Vài năm trở lại đây, trung bình mỗi năm, gia đình tôi thu 50 tấn dứa. Hiện nay, tôi thuê 15 lao động thu hái dứa đưa đi tiêu thụ với giá thỏa thuận. Ước tính vụ dứa năm nay, gia đình tôi sẽ thu về khoảng 150 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn một nửa”.

Nghề trồng dứa nếu canh tác theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm sẽ gặp nhiều khó khăn. Bài học nhãn tiền có thể nhắc đến là trước đây, người dân ở các thôn biên giới, như Na Lốc, Cốc Phương, Pạc Bo... do thiếu liên kết trong sản xuất đã phải “điêu đứng” một thời gian. Thêm vào đó, nhận thức của người dân còn hạn chế, thiếu thông tin thị trường, một số người dân còn chạy theo lợi ích trước mắt. Đây chính là điểm yếu cần được khắc phục. Anh Đặng Văn Phúc, ở thôn Pạc Bo bộc bạch: “Bây giờ có Công ty Cổ phần Thực phẩm và Xuất khẩu Đồng Giao nhận bao tiêu sản phẩm, bà con ai cũng vui và yên tâm sản xuất; chất lượng quả dứa cũng tốt hơn rất nhiều”.

Chủ tịch UBND xã Bản Lầu Dương Hồng Trung cho biết: Để phát triển nghề trồng dứa, nâng cao thu nhập cho người dân, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung làm tốt công tác quy hoạch, phân loại đất trồng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và nhân rộng những mô hình, cách làm hay; liên kết sản xuất, kinh doanh với các doanh nghiệp. Từ hơn 100 ha dứa năm 2010, đến nay, Bản Lầu đã mở rộng lên trên 600 ha, trong đó có 550 ha đã cho thu hoạch, sản lượng đạt 12.500 tấn quả/năm. Nhiều hộ có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm từ trồng dứa. Nghề trồng dứa “lên ngôi”, giá trị kinh tế cao, việc doanh nghiệp bao tiêu toàn bộ sản phẩm giúp người dân thêm phấn khởi về cây trồng này.

Theo La Văn Tuất/LCĐT

Tin Liên Quan

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...

Hướng đến phát triển “du lịch xanh” bền vững

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây được xem là hướng đi phù hợp...