Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII): Cần có quyết tâm chính trị cao

Ðến năm 2016, toàn Đảng đã trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng nhận định: “Nhìn chung, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 một cách bài bản, quyết liệt và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, tạo chuyển biến trong hệ thống chính trị, góp phần cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực, suy thoái trong Đảng”. “Tuy nhiên, trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 một số việc chưa đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra… Trên một số vấn đề, qua kiểm điểm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp từ Trung ương đến cơ sở vẫn chưa làm rõ thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình, xảy ra ở đâu, ai chịu trách nhiệm, như tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình trạng chạy chức, chạy tội, tham nhũng, lợi ích nhóm...”. Đây là những hạn chế lớn, chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết đề ra, cũng như kỳ vọng của đại đa số cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Triển khai học tập Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).

Rút kinh nghiệm quá trình ban hành và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã nhận diện rõ hơn tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ thông qua 27 biểu hiện. Đồng thời, Trung ương yêu cầu cấp ủy đảng các cấp tiến hành kiểm điểm sâu sắc để nhận diện rõ những biểu hiện đó đối với từng tổ chức đảng và cá nhân cán bộ, đảng viên. Đây là điều hết sức quan trọng để đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.

Để thực hiện có hiệu quả yêu cầu này cần quyết tâm chính trị rất cao của mỗi cấp ủy đảng và cá nhân cán bộ, đảng viên. Trước hết cần thực hiện nghiêm túc quan điểm: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách”. Thực hiện quan điểm này đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải dũng cảm vượt lên chính mình, lấy 27 biểu hiện nêu trong Nghị quyết đối chiếu với suy nghĩ, hành động của bản thân trong thời gian vừa qua xem có vấn đề gì không. Nếu có thì mức độ thế nào? Biện pháp khắc phục, sửa chữa ra sao?... Người xưa có câu: “Nhân vô thập toàn”, có nghĩa là người ta không ai toàn vẹn cả mà luôn có mặt nọ, mặt kia; có mặt tiến bộ, có mặt lạc hậu, có lúc tích cực, có lúc thiếu tích cực. Tuy nhiên, nhận thấy cái xấu, cái lạc hậu trong mỗi con người là việc không dễ dàng, bởi đó là cuộc đấu tranh quyết liệt ngay trong mỗi con người. Vì vậy, rất cần sự dũng cảm vượt lên chính mình, nghiêm túc với chính mình, dám nói thẳng ra những biểu hiện suy thoái; đồng thời cần có quyết tâm chính trị rất cao để sửa chữa, đây cũng là việc không dễ dàng. Vì vậy, phải có quyết tâm cao để thay những suy nghĩ, hành động chưa tốt bằng suy nghĩ và hành động tốt trong bản thân mỗi người.

Đối với tập thể, khi đối chiếu 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, mà khẳng định cơ quan, đơn vị mình hoàn toàn không có biểu hiện nào chắc cũng thiếu tự tin. Bởi vì, Đảng ta thừa nhận sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống diễn ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Nếu cơ quan, đơn vị nào cũng khẳng định đơn vị mình không có biểu hiện nào thì bộ phận không nhỏ đó ở đâu? Nếu khẳng định là có thì điều khó khăn nhất là chỉ rõ biểu hiện đó ở ai? Mức độ thế nào? Xảy ra khi nào?... Điều này đòi hỏi sự thẳng thắn, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật của tập thể cấp ủy đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Cần kiên quyết thực hiện đúng quan điểm Nghị quyết đã nêu, đó là “Kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn; phát huy sự chủ động, sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân, trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp là nòng cốt”. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình với Đảng, với Tổ quốc để thực hiện Nghị quyết một cách nghiêm túc và có hiệu quả, tránh tình trạng thờ ơ, vô cảm, đứng ngoài cuộc hoặc có tư tưởng chỉ trông chờ, phán xét người khác.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...

Hướng đến phát triển “du lịch xanh” bền vững

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây được xem là hướng đi phù hợp...