Phát huy vai trò truyền thông trong ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

phat-huy-vai-tro-truyen-thong-trong-ung-pho-khac-phuc-hau-qua-thien-tai-2-7246.png

Thời gian qua, cả hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai đã nỗ lực ứng phó, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3 (Yagi). Trong thời điểm này, vai trò của công tác truyền thông được phát huy cao độ, đồng hành với các cấp, ngành và Nhân dân vượt qua khó khăn, gian khổ, mất mát để sớm ổn định cuộc sống, tái thiết quê hương. Phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về nội dung này.

Phóng viên: Xin đồng chí đánh giá khái quát về công tác truyền thông trong ứng phó và khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Lào Cai thời gian qua?

Đồng chí Dương Đức Huy: Trong Lời cảm ơn của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đăng trên Báo Lào Cai ngày 24/9, sau đó lan tỏa mạnh trên báo chí và không gian mạng đã đánh giá cao vai trò của công tác truyền thông. Trong đó có đoạn: “ …sự quan, tâm chia sẻ của cơ quan thông tấn, báo chí đã kịp thời đưa tin về tình hình thiệt hại, góp phần lan tỏa tình cảm “tương thân tương ái” của đồng bào cả nước đã khích lệ, tiếp sức mạnh cho Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai sớm vượt qua khó khăn, từng bước khắc phục hậu quả thiệt hại, tiếp tục vượt lên để nhanh chóng khôi phục sản xuất và đời sống…”.

phat-huy-vai-tro-truyen-thong-trong-ung-pho-khac-phuc-hau-qua-thien-tai-1-2207.png

Trên thực tế, thời gian qua, sự vào cuộc tích cực, kịp thời của các cơ quan thông tấn, báo chí của tỉnh, các cơ quan báo chí thường trú, báo chí trong nước, các nền tảng mạng xã hội và hoạt động tuyên truyền khác đã hỗ trợ đắc lực cho công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh. Trước khi bão đổ bộ vào đất liền, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy đã nắm chắc tình hình và liên tục có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, từ công tác ứng phó, phòng chống đến chuẩn bị cho việc khắc phục hậu quả, trong đó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy được giao nhiệm vụ chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo ban tuyên giáo cấp huyện và định hướng cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, cập nhật liên tục các bản tin về tình hình bão lũ qua nhiều kênh; đặc biệt phát huy vai trò chủ lực của các cơ quan báo chí chính thống và tính nhanh nhạy của mạng xã hội trong việc cảnh báo nguy cơ thiên tai, thông tin về công tác cứu hộ, cứu nạn, sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm đối với người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

hjm.png

Trước tình hình thiệt hại vô cùng lớn tại Làng Nủ (Bảo Yên) và Nậm Tông (Bắc Hà), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã thiết lập bộ phận cung cấp, định hướng thông tin báo chí ngay tại hiện trường Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn; cử lãnh đạo Ban trực tiếp phát ngôn về công tác ứng phó, tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Việc làm này vừa thống nhất về mặt thông tin, tránh phát sinh thông tin nhiễu loạn khiến người dân thêm hoang mang, lo lắng và ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền.

Ban Chỉ đạo 35 của tỉnh tăng cường rà soát thông tin trên mạng xã hội, dư luận để kịp thời phát hiện, xử lý nguồn thông tin sai sự thật, xuyên tạc về mưa lũ. Kết quả, cơ quan chức năng đã phát hiện, mời làm việc, nhắc nhở, xử lý 40 chủ tài khoản mạng xã hội đăng tải nội dung sai sự thật.

23-6796.png

Có thể khẳng định, hoạt động truyền thông, thông tin đã tạo ra mặt trận thứ 2 với các hoạt động sôi động, luôn “nóng” theo diễn biến thực địa của công tác ứng phó, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả mưa lũ. Qua đó, góp phần quan trọng trong huy động toàn xã hội cùng vào cuộc ứng phó với thiên tai.

Phóng viên: Những vấn đề rút ra trong công tác truyền thông ứng phó và khắc phục hậu quả đợt thiên tai vừa qua là gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Dương Đức Huy: Đợt thiên tai vừa qua là thử thách lớn về tinh thần chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của các cấp, ngành, các lực lượng và đồng bào các dân tộc Lào Cai vốn thường xuyên chịu sự tác động tiêu cực của thời tiết, khí hậu. Tuy nhiên, qua đó cũng có thể rút ra một số kinh nghiệm trong công tác truyền thông:

Thứ nhất,cần chủ động tham mưu trong chỉ đạo định hướng, cung cấp thông tin cho báo chí với các yêu cầu về tính kịp thời, toàn diện, liên tục, thống nhất.

Thứ hai, các lực lượng được huy động phát huy tối đa vai trò, nhiệm vụ, điển hình như Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông, điện lực, giao thông, với sự nỗ lực, nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai; có phương án để kết nối, đảm bảo thông suốt thông tin, nhất là tại các điểm như Làng Nủ, Nậm Tông, Kho Vàng, A Lù để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ phóng viên tác nghiệp.

vfdf.png

Thứ ba,sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các lực lượng trong công tác chỉ đạo, tìm kiếm, cứu nạn phải nhịp nhàng, chặt chẽ.

Thứ tư, sử dụng tổng hợp sức mạnh truyền thông đa lực lượng, đa nền tảng, trong đó báo chí là chủ lực, đóng vai trò dẫn dắt; tuyên truyền miệng được khai thác và phát huy trong cộng đồng, nhất là trong tình huống cấp bách, vùng bị cô lập; truyền thông, thông tin khai thác tốt thông tin hiện trường, đảm bảo nhanh, tạo sức sức lan tỏa trên các nền tảng mạng xã hội.

xc.png

Từ thực tế này đòi hỏi cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư hơn hệ thống truyền thông, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước, các nền tảng mạng xã hội trong công tác truyền thông để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Phóng viên: Đợt mưa lũ lịch sử đã đi qua, nỗi đau mất mát, thiệt hại đang dần lắng dịu. Vậy, định hướng công tác truyền thông hiện nay là gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Dương Đức Huy: Nhiệm vụ chính trị của Tỉnh ủy đặt ra lúc này là tập trung cao nhất nguồn lực để tái thiết, khôi phục sản xuất, chăm lo đời sống mọi mặt của Nhân dân, nhất là người dân bị thiên tai tác động, với phương châm "không để ai bị đói, rét; ai cũng có nơi ở".

Điều cần thiết lúc này với công tác truyền thông là tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội; khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, chủ động vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân nỗ lực vượt khó; kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước đồng lòng hỗ trợ tỉnh Lào Cai tái thiết đời sống, sản xuất.

Tôi tin rằng, với truyền thống đoàn kết, luôn nỗ lực vượt trở ngại, Lào Cai sẽ đứng dậy và vươn mình, xứng đáng với sự quan tâm, kỳ vọng của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; niềm tin yêu của đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế như những ngày qua.

Phóng viên:Xin trân trọng cảm ơn đồng chí đã trả lời phỏng vấn!

Tại Lào Cai, hoàn lưu bão số 3 đã làm 151 người chết và mất tích, 86 người bị thương; gần 13.600 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi, hư hỏng công trình phụ trợ hoặc nằm trong khu vực nguy hiểm phải di chuyển; hơn 7.624 ha lúa, hoa màu, thủy sản và các loại cây trồng khác bị thiệt hại; hạ tầng nhiều công trình giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục, điện, viễn thông, thủy lợi… bị hư hỏng; ước thiệt hại khoảng 6.905 tỷ đồng.

Tính đến ngày 9/10/2024, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận và ghi nhận đăng ký ủng hộ của hơn 6.800 tập thể, cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, với tổng số tiền 315,8 tỷ đồng. Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã phân bổ đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương là 267,582 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai.

Trình bày: Khánh Ly

https://baolaocai.vn/phat-huy-vai-tro-truyen-thong-trong-ung-pho-khac-phuc-hau-qua-thien-tai-post391746.html

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...

Hướng đến phát triển “du lịch xanh” bền vững

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây được xem là hướng đi phù hợp...

Lào Cai triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tuổi trẻ Lào Cai vững tin tiến bước dưới cờ Đảng

“Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước”, Đảng ta đã đặt trọn niềm tin, thường xuyên quan tâm, chăm lo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên “vừa hồng”, “vừa chuyên” để đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển bền vững đất nước trong mọi thời kỳ. Phát huy vai trò,...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai góp ý vào một số dự án luật

Sáng 30/10, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục thảo luận tại tổ về một số dự thảo nghị quyết của Quốc hội và dự án luật.