Tích cực chuyển đổi cây trồng trên đất sản xuất kém hiệu quả

Thời gian qua, nông dân các địa phương trong tỉnh tích cực chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây trồng chủ lực, tiềm năng, có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và giá trị sản xuất nông nghiệp.


Được Nhà nước hỗ trợ giống, phân bón và khuyến nông viên hướng dẫn kỹ thuật, năm 2021, anh Ly Cồ Sín (thôn Gia Khâu A, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương) mạnh dạn chuyển đổi hơn 1 ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng chè.

Không chỉ học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái chè qua cán bộ khuyến nông, mạng internet, anh Sín còn tích cực tham gia các lớp tập huấn, buổi tham quan thực tế các mô hình trồng chè trong và ngoài tỉnh do cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh tổ chức.

Sin.jpg

Sau 3 năm nỗ lực và cố gắng lao động sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng và chăm sóc chè, mỗi tháng gia đình anh Ly Cồ Sín thu được 5 - 6 triệu đồng từ thu hái và bán búp chè tươi. Anh Sín cho biết: So với trồng ngô trước đây, trồng chè đỡ vất vả hơn, lợi nhuận cao hơn nhiều lần. Gia đình tôi đang tiếp tục chuyển đổi một số diện tích trồng ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng chè để nâng cao giá trị sản xuất.

Không chỉ anh Ly Cồ Sín mà nhiều hộ khác trên địa bàn xã Nậm Chảy nói riêng và huyện Mường Khương nói chung rất tích cực chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là các loại cây trồng chủ lực theo Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như chè, chuối, dứa, quế… với diện tích hàng trăm ha mỗi năm.

Năm 2023 là năm thứ 2 đánh dấu sự thành công của nông dân trong chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang cây trồng tiềm năng (khoai môn) trên địa bàn xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát). Trong năm, nông dân trên địa bàn xã đã trồng 17,5 ha cây khoai môn, thu hoạch 315 tấn củ, bán được hơn 4 tỷ đồng. Đa số diện tích trồng khoai môn trước đó được người dân canh tác ngô, lúa nương cho hiệu quả kinh tế thấp.

12.jpg

Trước đây, với 2.000 m2 đất đồi, gia đình chị Hoàng Thị Vinh ở thôn Ná Lùng thường trồng ngô tẻ lấy hạt. Mỗi vụ gieo 1 kg ngô giống, chị Vinh chỉ thu được 1 - 2 triệu đồng tiền lãi. Năm 2023, chị quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích này sang trồng khoai môn. Cuối vụ, chị thu hoạch được gần 2 tấn củ, với giá bán trung bình 12 nghìn đồng/kg, chị thu về khoảng 24 triệu đồng.

Chị Vinh cho biết: Cây khoai môn dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của người dân. Để khoai môn đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao, người trồng chỉ cần làm sạch cỏ, bón phân đúng thời điểm. So với ngô, sắn thì cây khoai môn cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần. Tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng khoai môn trong năm 2024.

Với thành công của vụ khoai môn vừa qua, xã Cốc Mỳ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lên khoảng 30 ha trong năm 2024. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để nông dân tích cực cải tiến quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, xã sẽ phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiến hành xây dựng đề án, hoàn thiện hồ sơ để xây dựng sản phẩm khoai môn Cốc Mỳ đạt chứng nhận sản phẩm OCOP.

Việc chuyển đổi thành công đất canh tác ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng chè ở xã Nậm Chảy hoặc trồng khoai môn ở xã Cốc Mỳ chỉ là 2 trong rất nhiều điển hình về chuyển đổi đất canh tác kém hiệu quả sang các loại cây trồng chủ lực, tiềm năng, có giá trị kinh tế cao.

1.jpg

Dự kiến trong năm 2024 các địa phương tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi khoảng 2.550 ha đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các cây chủ lực, tiềm năng. Các cây trồng được ưu tiên lựa chọn gồm chè (300 ha), dược liệu (120 ha), chuối (700 ha), dứa (60 ha), quế (690 ha) và các loại cây ăn quả khác (680 ha).

Có thể thấy, việc chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang các loại cây trồng chủ lực, tiềm năng là nhiệm vụ quan trọng đang được nhiều địa phương quan tâm, thực hiện để nâng cao giá trị sản xuất trên cùng một diện tích canh tác, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng thu nhập cho nông dân.

https://baolaocai.vn/tich-cuc-chuyen-doi-cay-trong-tren-dat-san-xuat-kem-hieu-qua-post381913.html

theo LCĐT

Tin Liên Quan

Phấn đấu vượt tiến độ thi công dự án tái thiết khu dân cư Làng Nủ và Nậm Tông

Chiều 3/11, UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Binh đoàn 12 - Bộ Quốc phòng về tiến độ thi công dự án tái thiết khu dân cư Làng Nủ và Nậm Tông.

Bảo Yên: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên cơ sở khai thác hiệu quả thế mạnh địa phương là giải pháp quan trọng để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Giúp nông dân thuận lợi tiếp cận vốn vay

Nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, giúp Nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và giảm nghèo bền vững.

Lào Cai quan tâm phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn về tiêu thụ hàng hoá nông sản làm cho giá nông sản không ổn định, có xu hướng giảm và ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. Đặc biệt, đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh đang gặp nhiều khó khăn...

Tập trung khôi phục sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hóa

Chiều 24/10, Ban Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 9 tháng năm 2024, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đạt tối thiểu 97,3%

Chiều 23/10, UBND tỉnh tổ chức họp đánh giá tiến độ các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024, 2025 và duy trì đơn vị cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.