Gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc

Là địa danh du lịch nổi tiếng, huyện Sa Pa có sức hút kỳ lạ với du khách trong nước và quốc tế bởi nét mộc mạc, đơn sơ nhưng rất đặc sắc trong đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc nơi đây.

Trước nguy cơ sản phẩm lá thuốc tắm của người Dao đỏ bị mai một, năm 2006, ông Lý Láo Lở (xã Tả Phìn) đã vận động anh em trong dòng họ thành lập công ty để kinh doanh các sản phẩm bản địa của dân tộc Dao đỏ, trong đó có sản phẩm thuốc tắm. Ông Lở cho biết, các bài thuốc tắm của người Dao đỏ ở Tả Phìn có từ lâu đời. Tắm lá thuốc có thể trị được nhiều bệnh, phổ biến nhất là dùng để xông hơi, chữa trị cảm cúm, giúp khí huyết lưu thông… Tuy nhiên, theo thời gian, các bài thuốc tắm của người Dao đỏ cũng bị mai một. Việc thành lập công ty xuất phát từ mong muốn gìn giữ những bài thuốc tắm của người Dao đỏ, đồng thời từ các bài thuốc tắm kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Đồng bào Sa Pa luôn có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Trên địa bàn huyện Sa Pa hiện có 6 dân tộc cùng sinh sống (Kinh, Mông, Dao, Xa Phó, Tày, Giáy), mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng tạo nên kho tàng văn hóa đồ sộ, phong phú với nhiều loại hình khác nhau về lễ hội, phong tục, tập quán, trang phục, nghề truyền thống… Lễ hội của các dân tộc ở Sa Pa rất đặc sắc, còn in đậm nhiều yếu tố tín ngưỡng cổ. Lễ hội thường diễn ra trong những tháng đầu xuân và chủ yếu trong phạm vi một làng, một vùng. Người Mông có lễ “Nào Sồng” (ăn thề đầu năm) được tổ chức vào ngày Thìn tháng Giêng tại khu rừng cấm của cả làng; người Dao có lễ “Nhặn Sồng” tổ chức vào ngày mùng một hoặc mùng hai Tết Nguyên đán với các loại hình nghệ thuật dân gian như nhảy múa đan xen với âm nhạc, cùng với nghệ thuật ngôn từ kể về sự tích của dòng họ Bàn, Triệu, Đặng…; người Giáy có lễ hội “Roóng poọc”; người Xa Phó ở Nậm Sang (xã Nậm Sài) có lễ hội “Quét làng” vào ngày 2/2 (âm lịch) với nhiều nghi thức nhằm trừ tà, cầu an... Hiện quy mô lễ hội truyền thống của các dân tộc ngày càng được mở rộng để thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.

Nhắc đến bản sắc văn hóa các dân tộc ở Sa Pa không thể không nhắc tới trang phục truyền thống. Trang phục của đồng bào dân tộc là một nghệ thuật tạo hình dân gian đặc sắc. Với khí hậu nhiệt đới, mùa đông lạnh và kéo dài nên trang phục của bà con nơi đây cũng mang những nét đặc trưng riêng. Người Dao, Xa Phó ưa trang phục có gam màu nóng. Các băng thêu dải dày được làm bằng màu đỏ kết hợp với màu vàng, trắng nổi bật trên nền chàm tạo nên vẻ đẹp rực rỡ. Đối với người Mông, trang phục ngày thường chủ yếu là màu chàm sẫm, các hoa văn ở thắt lưng, cổ áo là màu xanh lục, màu vàng...

Làng nghề làm thổ cẩm ở Nậm Sài (Sa Pa).

Bản sắc văn hóa các dân tộc ở Sa Pa còn được thể hiện trong một số nghề thủ công tiêu biểu. Người Xa Phó có nghề dệt vải, thêu trang phục, đan lát. Người Dao có nghề thêu hoa văn thổ cẩm, nấu rượu, làm giấy. Người Tày có nghề làm chăn đệm. Người Mông có nghề rèn đúc. Các làng nghề truyền thống cũng được các địa phương quan tâm phục dựng để gắn với phát triển du lịch cộng đồng, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách. Có thể nhận thấy điều này tại thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ hiện còn 54 gia đình trồng lanh, dệt vải in sáp ong, 3 lò rèn, 1 lò chạm khắc bạc, 5 hộ làm đồ mộc, 2 hộ làm đồ đá và một số nghệ nhân làm tranh cắt giấy, đan lát. Các nghề thủ công với những bí quyết mang dấu ấn tộc người thực sự là di sản văn hóa dân gian đặc sắc được Sa Pa quan tâm bảo tồn và truyền nghề.

Việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch thời gian qua đã được tỉnh và huyện Sa Pa đặc biệt quan tâm, coi đó là hướng đi bền vững giúp người dân Sa Pa không chỉ giữ được bản sắc riêng của dân tộc mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Du khách đến với Sa Pa không chỉ được nhìn, được nghe mà còn được trải nghiệm và hòa mình với cuộc sống mang đậm bản sắc văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc. Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Lào Cai vào tháng 5/2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo: Xây dựng Sa Pa thành thị xã phải đi đôi với việc giữ gìn nguyên vẹn nét văn hóa các dân tộc trên địa bàn, để Sa Pa phát triển không chỉ là những ngôi nhà, những con đường mà bản sắc văn hóa các dân tộc anh em nơi đây cũng rất quan trọng.

Theo Ba Zin

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...