Thái Lan thúc đẩy nỗ lực của ASEAN đồng đăng cai World Cup 2034

Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Thể thao ASEAN lần thứ 5 (AMMS-5), đang diễn ra tại Manila, Philippines, đã xem xét đề xuất 5 quốc gia thành viên là Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Thái Lan cùng đăng cai Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới vào năm 2034 (World Cup 2034).

Tại cuộc họp ngày 9/10, Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn cho biết hội nghị đã thông qua việc 5 thành viên ASEAN nói trên cùng vận động để đưa World Cup về Đông Nam Á vào năm 2034.

Theo Bộ trưởng Phiphat, các đại biểu tham dự AMMS-5 đã nhất trí rằng Thái Lan nên đóng vai trò dẫn đầu trong nỗ lực chạy đua đăng cai World Cup 2034. Bộ trưởng Phiphat cho biết ông sẽ trình vấn đề này lên Nội các Thái Lan để phê chuẩn.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34 diễn ra tại Bangkok từ ngày 22-23/6 vừa qua, các nhà lãnh đạo các nước ASEAN đã nhất trí cùng ứng cử làm đồng chủ nhà của World Cup 2034. Ý tưởng về việc các nước Đông Nam Á đồng đăng cai World Cup được đưa ra lâu nay, nhưng đây là lần đầu tiên có động thái chính thức.

Ngay sau khi Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha tuyên bố các nhà lãnh đạo ASEAN đồng lòng ủng hộ ý tưởng ASEAN cùng đăng cai World Cup 2034, Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Somyot Poompunmuang đã kêu gọi chính phủ nước này làm rõ các kế hoạch đồng chạy đua đăng cai World Cup với các nước láng giềng Đông Nam Á.

Theo TTXVN, cuối tháng 7 vừa qua, FAT đã có cuộc họp với Bộ Ngoại giao Thái Lan về nỗ lực của ASEAN cùng ứng cử làm đồng chủ nhà của World Cup 2034. Theo ông Somyot, cuộc họp đã thảo luận về thủ tục dự thầu, bắt đầu bằng việc giành được sự ủng hộ của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) cùng các thành viên, sau đó là việc trình những tài liệu liên quan lên Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA), nhất là tuyên bố bằng văn bản ủng hộ của tất cả các nước thành viên ASEAN. Các tài liệu cần thiết khác bao gồm thư chấp thuận chính thức của chính quyền các thành phố nơi diễn ra các trận đấu, các sân vận động và địa điểm tập, cũng như các vấn đề pháp lý, bán vé và nơi ăn nghỉ.

Ngoài ra, ASEAN cần có một kế hoạch chiến lược cho việc đăng cai World Cup, cùng với các chính sách về nhân quyền và lao động của các nước chủ nhà cũng như việc đảm bảo tiện nghi về an toàn và giao thông cho du khách tại các thành phố đăng cai. FIFA cũng sẽ yêu cầu đảm bảo về ổn định tài chính của các nước chủ nhà.

Những đối thủ cạnh tranh ý tưởng của ASEAN đồng đăng cai World Cup 2034 là Trung Quốc, Ai Cập, Zimbabwe, Nigeria và nhóm 2 nước Australia và New Zealand.

Trong lịch sử World Cup của FIFA, Nhật Bản và Hàn Quốc từng đồng đăng cai World Cup 2002. Trong tương lai, Mỹ, Mexico và Canada sẽ cùng làm chủ nhà của World Cup 2026./

Theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...

Việt Nam và Canada tăng cường kết nối trong thương mại, đầu tư

Việt Nam tham gia Triển lãm xúc tiến đầu tư quốc tế MIBIExpo với mong muốn thúc đẩy kết nối, đồng thời tạo ra một hệ sinh thái trong hệ thống các hiệp định thương mại tự do sẵn có giữa hai nước.

Việt Nam giữ vững ngôi đầu xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, đến cuối tháng 10/2024, gạo Việt Nam tiếp tục giữ vị thế chủ lực khi xuất khẩu vào thị trường Philippines, chiếm gần 80% lượng gạo nhập khẩu của quốc gia này.

Khoảng trống trong hệ thống giáo dục toàn cầu

Tình trạng thiếu giáo viên đang kéo theo những tác động tiêu cực đối với hệ thống giáo dục toàn cầu. Liên hợp quốc cảnh báo, nếu khoảng trống này không sớm được lấp đầy, thế giới khó có thể đạt mục tiêu xây dựng nền giáo dục toàn diện, công bằng và chất lượng cho tất cả mọi người.

Nhiều nước châu Á đối phó mưa, bão lớn

Sáng 2/11, tất cả chuyến tàu cao tốc Shinkansen nối giữa Hakata, tây nam Nhật Bản, và thủ đô Tokyo đã tạm dừng do mưa lớn. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cảnh báo, mưa lớn sẽ tiếp tục trút xuống khu vực trong nửa đầu kỳ nghỉ cuối tuần.