Đẩy mạnh tuyên truyền Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về tuyên truyền Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2019-2020.
Theo đó, Lào Cai là một trong 15 tỉnh thuộc nhóm IV gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông sẽ thực hiện kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất bắt đầu từ năm 2017 đến 2020. Đến ngày 31/12/2020, các đài truyền hình Trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV. Sau thời điểm này, các ti vi đang thu tín hiệu truyền hình tương tự mặt đất sẽ không còn thu được các chương trình truyền hình như trước đây nữa. Vì vậy, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các nội dung Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, tạo sự thống nhất về nhận thức trong xã hội và sự tham gia tích cực của người dân, bảo đảm hoàn thành Đề án theo đúng lộ trình.

Việc triển khai Đề án có phạm vi ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân toàn tỉnh, đặc biệt đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, đồng bào miền núi, nông thôn; ảnh hưởng đến công tác thông tin tuyên truyền của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, công tác tuyên truyền cần được triển khai đồng bộ, kịp thời từ tỉnh đến cơ sở, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương. Các hoạt động tuyên truyền phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng cụ thể; xác định rõ các trọng tâm, ưu tiên; tùy theo thời điểm mà có nội dung tuyên truyền phù hợp đảm bảo thông tin nhanh, kịp thời, thiết thực và hiệu quả.

Từng bước tuyên truyền để người dân trên địa bàn hiểu rõ lợi ích về việc số hóa truyền dẫn truyền hình mặt đất; thời điểm triển khai, kết thúc truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tương tự sang phát sóng truyền hình số mặt đất và có phương án chuẩn bị sẵn phương tiện để thu sóng truyền hình số mặt đất.

Phát huy thế mạnh của các phương tiện truyền thông như: phát thanh, truyền hình, viễn thông, Internet, hệ thống thông tin cơ sở… trong việc tuyên truyền để đảm bảo công tác tuyên truyền được sâu rộng, bảo đảm đông đảo cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân đều được phổ biến, tuyên truyền về Đề án.

Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền trong năm 2019-2020. Sau năm 2020, trên cơ sở kết quả đã triển khai, sẽ cập nhật, bổ sung các nội dung mới phù hợp với tình hình thực tế.
Số hóa truyền hình mặt đất là quá trình chuyển đổi công nghệ phát sóng và thu, xem từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất. Quá trình số hóa truyền hình mặt đất được thực hiện cả ở phía phát và phía thu nhằm mang lại nhiều lợi ích cho người xem truyền hình, cho công nghiệp truyền hình và cho Nhà nước.

Việc chuyển đổi công nghệ truyền hình mặt đất tương tự sang truyền hình số mặt đất là xu hướng tất yếu, đem lại nhiều lợi ích chung cho xã hội với số lượng kênh chương trình nhiều hơn (người dân ở một địa phương không chỉ thu xem được kênh truyền hình tỉnh mà còn có thể xem được các kênh truyền hình của các tỉnh khác), âm thanh, hình ảnh sắc nét, trung thực hơn; có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ truyền hình khác nhau, trên nhiều loại thiết bị như ti vi, máy tính, điện thoại di động... phục vụ việc thu xem của người dân mọi nơi mọi lúc; bảo đảm tiết kiệm năng lượng, nguồn tài nguyên tần số quốc gia.

Thông qua các hình thức tuyên truyền như báo chí, hệ thống truyền thanh – truyền hình các huyện, thành phố, cụm loa truyền thanh thôn, bản, tổ dân phố; Tuyên truyền trên mạng Internet (trang thông tin điện tử, mạng xã hội); qua mạng viễn thông, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội... Đẩy mạnh thông tin về chính sách và chương trình hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh cho người dân khi triển khai số hóa truyền hình. Việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất được thực hiện theo Quyết định số 1168/QĐ-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020. Trong đó, có hỗ trợ kết nối truyền hình số với mục tiêu bảo đảm người dân trên cả nước, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và một số đối tượng chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo thu xem các chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu qua hệ thống truyền dẫn, phát sóng tín hiệu truyền hình công nghệ số mặt đất hoặc vệ tinh./.
            
Lâm Tú

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...