Bảo tồn nếp nhà sàn của người Tày ở Phú Nhuận

Ðồng bào dân tộc Tày ở xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng hiện có hơn 2.000 người, chiếm 1/5 số dân toàn xã. Giống như người Tày ở nhiều nơi khác, đồng bào Tày ở Phú Nhuận vẫn gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình, trong đó có việc bảo tồn nếp nhà sàn truyền thống.

          Nếp nhà sàn của người Tày ở Phú Nhuận vẫn được gìn giữ.

Người Tày ở Phú Nhuận sống quần tụ ở cụm 5 thôn Nhuần. Điều thường thấy là người Tày sống định cư thành từng cụm dân cư dưới chân đồi, ven sông, suối. Trước đây, do xung quanh nhiều đồi núi, người Tày làm nhà sàn để tránh thú dữ. Cột nhà, sàn, cầu thang của những ngôi nhà truyền thống đều được làm từ gỗ, mái lợp lá cọ. Khu vực phía trên là nơi sinh hoạt của các thành viên trong gia đình, còn gầm sàn là nơi nuôi nhốt trâu, bò, lợn, gà…

Đến vùng đồng bào Tày ở Phú Nhuận hôm nay, chúng tôi thấy còn rất ít ngôi nhà sàn truyền thống. Theo tháng năm, những ngôi nhà cũ đã được sửa chữa, tôn tạo lại cho kiên cố hơn. Thêm vào đó, khi cuộc sống có nhiều đổi thay, người Tày dần thay đổi theo nếp sống mới. Chuồng trại chăn nuôi được các hộ làm xa nhà để đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi nguồn gỗ dần trở nên khan hiếm, cột nhà được làm bằng bê tông; mái được lợp bằng ngói, tôn hoặc lá cọ.

Theo thống kê của địa phương, toàn xã hiện có khoảng 200 ngôi nhà sàn, gồm cả nhà sàn truyền thống và nhà cách tân. Dù vật liệu làm nhà sàn đã có sự thay đổi và đồng bào Tày có nhiều sáng tạo để cải tiến ngôi nhà cho phù hợp với điều kiện thực tế nhưng giá trị truyền thống của nếp nhà sàn vẫn được người dân bảo tồn.

Để gìn giữ nét đẹp văn hóa này của người Tày, Đảng ủy xã Phú Nhuận đã xây dựng nghị quyết chuyên đề, trong đó có nội dung bảo tồn số nhà sàn hiện có, đồng thời phấn đấu làm mới 25 - 30 ngôi nhà sàn kiên cố. Theo đồng chí Nguyễn Hữu Lý, Bí thư Đảng ủy xã Phú Nhuận, để thực hiện được, chính quyền xã xác định phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ tôn tạo, sửa chữa những ngôi nhà sàn hiện có, giữ gìn vệ sinh nhà ở, đồng thời khuyến khích các hộ gia đình trẻ làm những ngôi nhà sàn mới để nét văn hóa độc đáo này của dân tộc Tày không mai một theo thời gian.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...