Tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian các dân tộc

Chiều 29/3, Chi hội Văn nghệ dân gian  tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 3 năm (2015 – 2017) và triển khai công tác văn nghệ dân gian Lào Cai giai đoạn 2018 – 2020.
Quang cảnh hội nghị.

Những năm qua, Chi hội Văn nghệ dân gian Lào Cai đã không ngừng xây dựng cơ sở hội, thu hút nhiều hội viên có năng lực, trình độ chuyên môn cao, tuổi đời trẻ tham gia vào các hoạt động nghiên cứu của chi hội. Trong công tác xây dựng và phát triển tổ chức, chi hội đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt, tổ chức các lớp tập huấn do giáo sư đầu ngành giảng dạy nhằm khuyến khích hội viên, cộng tác viên tham gia các chương trình tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ trong nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian. Tính đến năm 2017, chi hội đã có 34 hội viên, trong đó tỷ lệ hội viên có độ tuổi từ 25 - 40 tuổi chiếm hơn 50%, trên 90% hội viên có trình độ đại học và trên đại học…

Trong công tác nghiên cứu, sưu tầm và phổ biến văn nghệ dân gian, chi hội đã đạt được nhiều thành thích đáng ghi nhận. Giai đoạn 2015 – 2017, chi hội đã thực hiện được 30 công trình nghiên cứu, sưu tầm văn nghệ dân gian và 18 công trình đã được xuất bản. Đặc biệt, có một số công trình đạt giải cao trong các cuộc thi của tỉnh như: Tác phẩm “Văn hóa dân gian người Xa Phó ở Lào Cai” của tác giả Dương Tuấn Nghĩa đạt giải A; tác phẩm “Văn học dân gian người Nùng Dín ở Lào Cai” của tác giả Vàng Thung Chúng đạt giải B; tác phẩm “Trang phục của người H’Mông đen ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” của tác giả Nguyễn Thị Hoa đạt giải C. Bên cạnh đó, các hội viên trong chi hội luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của tỉnh. Tích cực tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các đề án bảo tồn di sản văn hóa có nguy cơ mai một bằng nhiều nhiều hình thức như: Sản xuất các chương trình in sao đĩa, cấp phát đĩa VCD nội dung bảo tồn văn hóa cho các dân tộc Nùng, Phù Lá, Thu Lao, Hà Nhì, Xa Phó, Mông, Tày, Dao với số lượng trên 1.000 đĩa.

Tại hội nghị, các hội viên đã thảo luận, thông qua phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2018 – 2020. Chi hội tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm, nghiên cứu văn nghệ dân gian các dân tộc, phấn đấu giai đoạn 2018 – 2020 có từ 15 – 20 đề tài mới, 5 đến 10 lượt hội viên, cộng tác viên được tham dự trại sáng tác văn nghệ dân gian; phấn đấu bồi dưỡng 3 – 5 cộng tác viên tích cực đề nghị Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam kết nạp hội viên; lựa chọn, xây dựng 8 – 10 hồ sơ nghệ nhân đề nghị Trung ương Hội xét tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, phục dựng, bảo vệ và phát huy các loại hình di sản văn hóa phi vật thể; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian…

Nhân dịp này, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng Bằng khen cho 1 tập thể, 4 cá nhân có thành tích trong công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian (ảnh trên); Chi hội Văn nghệ dân gian Lào Cai tặng Giấy khen cho 5 cá nhân có thành tích trong công tác sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian;  kết nạp 5 hội viên mới.

Theo Kiều Thu/LCĐT

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...