Lào Cai: Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu xã hội

Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015. Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động trên địa bàn tỉnh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.

Toàn tỉnh hiện có 43 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 2 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp, 14 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 01 trung tâm dịch vụ việc làm có chức năng dạy nghề và trên 24 cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã tham gia dạy nghề. 9/9 Trung tâm dạy nghề - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố đã được đổi tên thành Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp được bàn giao từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý để thống nhất đầu mối quản lý. Lào Cai đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài từng bước mang lại hiệu quả tích cực.


Một buổi đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với người dân về đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Công tác đào tạo được tổ chức linh hoạt, hình thức tổ chức đào tạo tập trung tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đến tổ chức đào tạo tại chỗ, ngay tại địa phương để giúp người lao động tham gia học nghề giảm thiểu tối đa về kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho lao động trong quá trình học nghề, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất. Vì vậy, chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Đào tạo từng bước chuyển từ hướng “cung” sang hướng “cầu”, gắn với dự báo nguồn nhân lực, dự báo về việc làm, nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp FDI.

Trong 2 năm (2016-2017), Lào Cai đã đào tạo nghề cho gần 28.000 người, đạt 101% so với kế hoạch. Trong đó, số lao động là người dân tộc thiểu số tham gia học nghề chiếm 59,6%; đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên 22.000 người. Thông qua các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người lao động đã mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, canh tác, sản xuất, kinh doanh,… tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng, tăng năng suất lao động, góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho bản thân người lao động. Tỉnh tập trung tổ chức các lớp đào tạo thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến các mặt hàng từ nông sản, các lớp chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp. Đối với các nghề phi nông nghiệp, tập trung đào tạo các nghề theo thế mạnh của tỉnh và theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.


Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ tại Trường Cao đẳng Lào Cai

Song song với công tác đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm cho người lao động được tỉnh đặc biệt chú trọng. Tỉnh đã thống nhất, ký kết biên bản ghi nhớ trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Lào Cai; ký kết Biên bản hợp tác tuyển dụng lao động qua biên giới Trung – Việt, theo đó bên Trung Quốc sẽ tuyển dụng 3.000 lao động của Lào Cai sang làm việc tại Nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử thuộc Công ty Huệ Khoa, Hà Khẩu. Lào Cai đã có hơn 400 lao động được đào tạo và tham gia xuất khẩu lao động tại các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,… Mức thu nhập bình quân của người lao động đi làm việc tại nước ngoài từ 4 triệu đồng/người/tháng đến 20 triệu đồng/người/tháng.

Trước yêu cầu mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm tới là đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ của khoa học - công nghệ. Tỉnh Lào Cai đã ban hành Đề án số 09-ĐA/TU ngày 27/11/2015 về giảm nghèo bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, trong giai đoạn 2018-2020 dự báo nhu cầu đào tạo nghề lên đến gần 44.000 lao động. Tỉnh đặt ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lại cho khoảng 42.700 lao động trong giai đoạn 2018-2020, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh lên 55% vào cuối năm 2020. Đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, gắn với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp; thực hiện hiệu quả công tác phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào học giáo dục nghề nghiệp và liên thông giữa các bậc trình độ và giữa giáo dục nghề nghiệp và bậc đại học; bảo đảm người đủ tiêu chuẩn và có nhu cầu được học liên thông lên trình độ cao hơn. Xây dựng dự báo nhu cầu nhân lực và nhu cầu đào tạo theo cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn. Hoàn thiện cơ chế chính sách đồng bộ, phù hợp đối với đội ngũ nhà giáo, người học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, người lao động và doanh nghiệp tham gia đào tạo cũng như việc phân bổ và sử dụng tài chính theo hướng tăng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tạo động lực cho xã hội tham gia vào hoạt động này./.

Thanh Nga

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...