Huyện Bảo Thắng đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

Trồng rừng không những góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu mà còn đem lại hiệu quả về mặt kinh tế. Do đó, Đề án số 4 “Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng” giai đoạn 2016-2021 của huyện Bảo Thắng đã xác định đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng trong thời gian tới.

Những năm qua, nhờ phát triển kinh tế rừng mà tỷ lệ độ che phủ rừng hằng năm tăng lên, môi trường rừng không ngừng được cải thiện, người lao động có thu nhập ổn định từ kinh tế rừng.Trung bình mỗi năm, trên địa bàn huyện Bảo Thắng, diện tích trồng rừng sản xuất tăng từ 600 - 800 ha; độ che phủ của rừng tăng trung bình từ 0,6-1,0%. Đến hết năm 2016, độ che phủ rừng toàn huyện đạt 54,25%. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 12.000 m3/năm, cung cấp nguyên liệu phong phú như ván thanh, ván bóc, cốp pha, đồ mộc,… phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo định hướng của huyện, các tập thể, hộ gia đình, cá nhân lựa chọn cây trồng vừa có chu kỳ phát triển ngắn vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao như mỡ, quế, bồ đề, sưa cùng một số loài đa tác dụng như cây cao su.


Giống quế bản địa phát triển tốt tại xã Sơn Hà.

Chính sách giao đất, giao rừng đã được triển khai đồng bộ trên tinh thần mỗi người dân là một chủ thể phát triển kinh tế rừng. Giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện tham gia trồng và bảo vệ rừng. Đã có nhiều mô hình kinh tế vườn rừng có giá trị kinh tế cao, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Điển hình như một số mô hình tại các xã Trì Quang, Xuân Giao, Thái Niên, Sơn Hà, Sơn Hải,.. nhờ trồng rừng kết hợp với kinh tế trang trại hay mô hình kết hợp vườn – ao –rừng cho thu nhập ổn định, tạo việc làm cho một số lao động tại địa phương.

 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế rừng gắn với chế biến lâm sản được ngành chức năng tạo điều kiện giải quyết cho thuê đất, cấp phép hoạt động, quy hoạch vùng nguyên liệu.Tạo điều kiện cho Nhà máy chế biến lâm sản Xuân Giao và 75 cơ sở chế biến lâm sản vừa và nhỏ trên địa bàn huyện phát triển sản xuất để tiêu thụ lâm sản cho nhân dân. Tập trung giải quyết những vướng mắc liên quan đến chính sách hỗ trợ cho nhân dân trong việc trồng rừng sau đầu tư, chính sách hưởng lợi lâm sản cho hộ gia đình trồng, chăm sóc và nhận khoán bảo vệ  rừng.

Huyện Bảo Thắng cũng đã tiến hành rà soát diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức, gia đình, cá nhân và diện tích đất chưa sử dụng để quy hoạch trồng rừng tập trung; đồng thời giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ năng lực trồng rừng theo hướng ổn định, lâu dài. Trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao để sản xuất kinh doanh; tác động các biện pháp lâm sinh tổng hợp để cải tạo rừng và trồng các loài cây đa tác dụng; chú trọng đến áp dụng khoa học kỹ thuật vào khai thác, chế biến, trồng và bảo vệ rừng. Nhờ đó mà tận dụng được nguồn nguyên liệu, tránh lãng phí tài nguyên và đem lại hiệu quả kinh tế cho những người đang sở hữu rừng. Quy hoạch và phân định rõ rừng phòng hộ và rừng sản xuất, kinh doanh khai thác kinh tế của rừng trong từng vùng.

Đến năm 2020, Bảo Thắng xác định mục tiêu phấn đấu sẽ trồng mới 2.504 ha rừng, đưa diện tích có rừng lên 36.839 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng trên 54%; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân từ 11 - 13%/năm. Xây dựng vùng trồng quế tập trung tại các xã Xuân Quang, Phong Niên, Sơn Hà, Thái Niên, Phong Hải./.
 
Thanh Nga

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...