Gìn giữ và phát huy giá trị di sản “Nghi lễ và trò chơi kéo co” dân tộc Tày, Giáy tỉnh Lào Cai

Năm 2015, “Nghi lễ và trò chơi kéo co” ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippin chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Ở Việt Nam, trung tâm của di sản độc đáo này nằm ở vùng Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội. Bên cạnh đó, di sản còn được thực hành thường xuyên ở các tỉnh miền núi phía Bắc như người Tày, Giáy tỉnh Lào Cai. Những năm qua, Lào Cai đã triển khai các biện pháp bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản này.

Một trong các biện pháp đó là tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo nâng cao nhận thức cho người dân. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng truyền dạy và nội dung công tác bảo vệ và phát huy di sản cho đối tượng là các nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú, người có uy tín trong cộng đồng, cán bộ làm công tác văn hóa - xã hội cấp huyện, cấp xã, đại biểu cộng đồng nơi có di sản. Tổ chức truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức tổ chức nghi lễ kết hợp hướng dẫn bảo tồn “bảo tồn sống” di sản tại cộng đồng cho cộng đồng dân tộc địa phương có di sản, những người thích tìm hiểu, học hỏi, những người hàng năm tham gia vào thực hành di sản tại cộng đồng…Tại các cấp trường trong tỉnh, tổ chức các tiết học ngoại khóa tìm hiểu về bản sắc văn hóa của các dân tộc. Mời các nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân dân gian tham gia nói chuyện, giới thiệu về các di sản văn hóa đặc sắc tới học sinh, sinh viên. Trường THPT tổ chức các cuộc thi cho học sinh nghiên cứu khoa học, trong đó có nghiên cứu, tìm hiểu về các di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có di sản“Nghi lễ và trò chơi kéo co”...


(Ảnh minh họa)

Trong những năm qua, kéo co được đưa vào là môn thi đấu trong Đại hội thể dục thể thao cấp huyện, xã, Hội khỏe Phù Đổng của các nhà trường, ngày kỷ niệm... và đăng ký tham dự thi đấu tại một số Hội thi thể thao khu vực và toàn quốc. Xây dựng kéo co trở thành một hoạt động văn hóa chính trong lễ hội Xuống đồng dân tộc Tày, lễ hội Roóng Poọc dân tộc Giáy. Ngoài ra, vào dịp đầu năm mới, UBND các xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều tổ chức hoạt động thể dục thể thao có nội dung thi kéo co. Cấp huyện tổ chức, các xã, phường, thị trấn đăng ký đội kéo co tham gia thi đấu; cấp xã tổ chức, các thôn, bản đăng ký đội kéo co.

Bên cạnh đó, Lào Cai đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc tỉnh nói chung, Nghi lễ và trò chơi kéo co nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Di sản “Nghi lễ và trò chơi kéo co” được cập nhật trên phần mềm quản lý di sản của Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và giới thiệu trong cuốn sách “Văn hóa dân gian các dân tộc Lào Cai”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 22 cá nhân đại diện cho cộng đồng dân tộc Tày, Giáy tại các huyện Bắc Hà, Văn Bàn, Bảo Yên, Sa Pa, Bát Xát, thành phố Lào Cai nắm giữ và tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Nghi lễ và trò chơi kéo co”. Các cá nhân đại diện cho cộng đồng dân tộc Tày, Giáy là những người ký cam kết bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể với trách nhiệm hướng dẫn, chỉ bảo cho thế hệ trẻ về ý nghĩa và cách thức tổ chức kéo co. Ngoài những người trên, tại mỗi thôn bản có người Tày, Giáy sinh sống có nhiều người hiểu biết về trò chơi kéo co.

Nghi lễ và trò chơi kéo co được sáng tạo và giữ gìn trao truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, là sinh hoạt văn hóa lâu đời, tín ngưỡng, tập quán quan trọng trong cộng đồng. Kéo co thể hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh dẻo dai, sự khôn khéo và sức chịu đựng của con người, giúp con người phát triển toàn diện về trí, đức, tài, nghệ. Kéo co không đơn thuần là trò diễn dân gian mà nó còn phản ánh niềm tin, tín ngưỡng, nhân sinh quan và thế giới quan của cư dân trồng lúa nước về một cuộc sống dân an, vật thịnh, ước vọng cầu mùa./.
 
Thanh Nga

Tin Liên Quan

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.

Giao lưu giữa thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc

Chiều 30/10, tại Thư viện tỉnh diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ - thể thao chào mừng Hội nghị tổng kết Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiệm kỳ 2022 - 2024.

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai

Ngày 26/10, Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 74 năm Ngày giải phóng Lào Cai (1/11/1950 - 1/11/2024).

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên...

Bát Xát bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bát Xát là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với đa dạng sắc màu văn hóa dân tộc. Đây cũng là địa phương lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể, việc giữ gìn và khai thác, phát huy các giá trị sẽ tích cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã...