Nghĩ đến môi trường trước khi ăn

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỷ tấn lương thực, trong khi trên toàn cầu cứ 7 người thì có 1 người bị đói và hiện trên thế giới vẫn có hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết đói mỗi ngày, chủ yếu ở các nước nghèo châu Phi.

Từ sự mất cân bằng quá lớn trong lối sống và những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó tới môi trường, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết Ngày Môi trường Thế giới (WED) năm nay sẽ chú trọng các biện pháp giảm lãng phí lương thực, theo đó UNEP lên kế hoạch tổ chức một loạt sự kiện toàn cầu để nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Sự kiện trọng tâm của loạt sự kiện nói trên là chiến dịch “Nghĩ - Ăn - Tiết kiệm - Thu nhỏ dấu chân sinh thái của bạn”.

“Nghĩ - Ăn - Tiết kiệm - Thu nhỏ dấu chân sinh thái của bạn”.

Chủ đề năm nay nhắc nhở chúng ta hãy hành động từ chính gia đình mình, sau đó là đến sự cộng hưởng từ cộng đồng, sự cần phải giảm lãng phí lương thực, tiết kiệm tài chính, giảm tối đa các tác động đến môi trường từ việc sản xuất lương thực và từ đó thúc đẩy quy trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn.

Bởi trên thực tế, để sản xuất lương thực, chúng ta phải sử dụng diện tích đất lưu trú, tiêu tốn lượng nước ngọt. Đó là còn chưa nói đến nạn chặt phá rừng để lấy đất trồng trọt, các nhà máy sản xuất, chế biến xả khí thải và nhiều chất có hại đến môi trường. Chất thải thực phẩm cũng góp phần đáng kể phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây biến đổi khí hậu.

Số liệu do FAO công bố gần đây cho thấy khoảng 1/3 lượng lương thực sản xuất ra trên toàn cầu - có giá trị khoảng 1 nghìn tỷ USD - đã bị mất hoặc lãng phí trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Xét quy mô toàn cầu, một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng, số lượng thực phẩm bị lãng phí ở các nước công nghiệp phát triển là 222 triệu tấn/năm, tương đương với toàn bộ sản lượng lương thực làm ra ở tiểu vùng sa mạc Sahara, châu Phi - ước tính 230 triệu tấn.

Trong các khu vực trên thế giới, ngay cả những người dân Đông Nam Á thuộc dạng tiết kiệm đồ ăn nhất cũng vứt bỏ 125 kg thực phẩm/người/năm, chưa bằng 1/2 so với người dân Bắc Mỹ.

Nguyên nhân cơ bản nằm ở ý thức và tâm lý người dân. Ở Anh, hơn 30% rau quả không được thu hoạch và tiêu thụ vì lý do trông chúng rất xấu xí. Ghana - một quốc gia châu Phi đã phải vứt bỏ 50% lượng ngô sản xuất được vì không bảo quản nổi. 93% dân số Mỹ  thừa nhận đã từng mua thực phẩm về rồi không bao giờ dùng đến.

Choáng váng hơn, một quốc gia phải nhập khẩu tới 60% lương thực từ nước ngoài và có 750.000 người thiếu đói như Nhật Bản cũng lãng phí nhiều thức ăn. Chỉ tính riêng thủ đô Tokyo đã lãng phí 6.000 tấn thức ăn/ngày, lượng thực phẩm đủ cung cấp cho 4,5 triệu người ăn trong thời gian tương ứng.

Lãng phí thức ăn còn gây tốn kém tài nguyên ghê gớm. Đổ đi 1 lít sữa đồng nghĩa bạn đổ đi 1000 lít nước làm ra nó. Vứt đi một chiếc bánh kẹp hamburger là bạn vứt hết 16.000 lít nước và thức ăn cho một con bò. Tất cả năng lượng để sản xuất ra đồ ăn cho bạn vứt sẽ chuyển hóa thành carbonic, gây nên hiệu ứng nhà kính. 

Khi vứt đi một loại thực phẩm, cũng có nghĩa bạn đã lãng phí tất cả năng lượng và công sức tạo ra chúng. Việc sản xuất lương thực toàn cầu cần tới 25% diện tích đất, tiêu tốn 70% nước ngọt, góp 80% vào nạn chặt phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Qua đó “góp phần” đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu./.

(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...