Lễ buộc vòng vía của người Dao đỏ

Người Dao đỏ từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành phải trải qua khá nhiều nghi lễ, trong đó có nghi lễ buộc vòng vía cho trẻ mới sinh. Nghi lễ này chỉ diễn ra khi đứa trẻ sinh ra khó nuôi, hay ốm đau hoặc gia đình hiếm con.
 

Theo quan niệm, lễ buộc vòng vía là hình thức truyền vía từ người khỏe mạnh có phúc, có đức sang cho đứa trẻ để cầu cho khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn… Trước khi nghi lễ diễn ra, chủ nhà nhờ một phụ nữ trung tuổi se sẵn dây sợi chỉ đỏ cùng với chủ nhà sắm đủ các lễ vật cần thiết cho nghi lễ (người phụ nữ được chọn phải khỏe mạnh, tính tình hiền lành, chịu khó làm ăn, gia đình hòa thuận, có đủ con trai, con gái và phải khác họ với đứa trẻ).

Người Dao đỏ quan niệm, sắm nhiều lễ vật là để tỏ lòng thành kính với tổ tiên, những vị thần trên trời có quyền uy phù hộ ban phước lành cho đứa trẻ. Sau khi chuẩn bị xong, chủ nhà mời thầy cúng giỏi đến để làm lễ.
 

Lễ vật gồm: 1 con gà trống luộc chín, 6 chén rượu đặt lên chiếc bàn nhỏ kê ở vị trí trước cửa nhà chính, rồi bố đứa trẻ sang các nhà hàng xóm (khác họ với mình) xin mỗi nhà 1 bát gạo, 1 sợi chỉ màu đỏ và ít tiền âm rồi đặt lên bàn làm lễ. Khi mọi thứ đã xong, thầy cúng làm lễ báo cáo tổ tiên, thần linh và các vị thần trên trời cầu phúc, cầu an giải hết sài đẹn, bệnh tật… phù hộ cho đứa bé khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Thầy cúng cũng làm phép xin tổ tiên cho cháu bé được đến nhà một gia đình có đầy đủ vợ chồng, con cái sống hạnh phúc (ngoài dòng họ) để giúp buộc vòng vía và nhận cháu làm con nuôi (gia đình này được chọn trước khi làm lễ).

Sau khi đã làm lễ tại nhà bố mẹ đẻ, đứa trẻ được mẹ bế đến nhà bố mẹ nuôi để làm thủ tục buộc vòng vía (kể từ lúc buộc vòng vía đến hết 3 ngày sau, cháu bé không được gặp bất kỳ ai ngoài mẹ đẻ, mẹ nuôi và bà nội của cháu). Sau đó, những người ngoài dòng họ được gia đình cháu bé mời từ trước đến để thực hiện việc buộc dây vía cho cháu tại nhà mẹ nuôi, ai đến sớm hơn thì sẽ buộc dây chỉ đỏ vào cổ tay cho cháu, cứ như vậy việc buộc vòng vía diễn ra trong 3 buổi sáng. Hai sáng đầu chỉ buộc để làm lý, sáng thứ ba thì sợi chỉ mới chính thức được buộc vào tay cháu bé, người buộc sợi chỉ thứ ba vào cổ tay cho cháu, vừa buộc vừa cầu xin cho cháu ngoan, khỏe, hay ăn, chóng lớn, thông minh, tài trí./.
(Theo Báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Hiệu quả Dự án 8 ở xã biên giới A Mú Sung

Hiệu quả lớn nhất mà Dự án 8 mang lại chính là đã giúp phụ nữ và trẻ em nữ trên địa bàn xã A Mú Sung, huyện Bát Xát có thêm nhiều cơ hội tham gia các hoạt động của xã hội, nâng cao hiểu biết và khẳng định vị thế của mình.

Hoa của núi

Lào Cai giành 3 giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật khu vực III năm 2024

Chiều 1/11, tại tỉnh Sơn La, Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức khai mạc Triển lãm Mỹ thuật khu vực III (Tây Bắc - Việt Bắc) lần thứ 29, năm 2024.

Tiệm tranh nhỏ miền sương mây

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện 'Nắng trên non'

Ngày 31/10, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện truyền thông “Nắng trên non” tại Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động truyền thông khích lệ tinh thần vượt khó, theo đuổi ước mơ của các em học sinh; lan tỏa thông điệp “Phụ nữ dân...

Phụ nữ giúp phụ nữ

Ở vùng cao Si Ma Cai, phong trào phụ nữ giúp nhau vươn lên trong cuộc sống ngày càng lan tỏa. Họ không chỉ vượt qua định kiến giới mà ngày càng tự tin nắm lấy cơ hội thoát nghèo, cùng thắt chặt sợi dây đoàn kết để tương trợ, giúp đỡ nhau vươn lên trong sản xuất.