Chương trình hành động của Lào Cai về hội nhập quốc tế

Ngày 4/8/2017, UBND tỉnh đã ban hành Chương trình số 07/CTr– UBND Chương trình hành động về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Lào Cai sẽ tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
(Ảnh: Cổng TTĐT Sở Tài nguyên- Môi trường Lào Cai)


Theo đó, mục tiêu của chương trình là phấn đấu đến năm 2020, xây dựng tỉnh Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế- xã hội, địa bàn quan trọng về hợp tác quốc tế, giao lưu kinh tế và trở thành tỉnh phát triển của khu vực Tây Bắc.

Để hoàn thành mục tiêu, chương trình đã đề ra bốn nhóm giải pháp chính, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi, các nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế

Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức về hội nhập quốc tế cho cán bộ, công chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó chú trọng các vấn đề hội nhập mang tính thời sự, những vấn đề mới như hiệp định FTA và các cam kết khác mà Việt Nam đã tham gia; quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về chủ trương “Thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiến mới”; nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Lào Cai về chủ trương “Chủ động hội nhập quốc tế” và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020.

Phát huy đầy đủ các lực lượng tham gia công tác thông tin đối ngoại; đa dạng hoá các kênh, công cụ, hình thức thông tin đối ngoại nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh con người, lịch sử, tiềm năng, thế mạnh của đất nước, của tỉnh đến bạn bè quốc tế. Chú trọng phản bác thông tin sai, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.

Hội nhập quốc tế toàn diện trên các lĩnh vực

Trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm bằng việc tạo môi trường đầu tư, thông thoáng, minh bạch, ổn định. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, đầu tư hạ tầng thiết yếu khu Kinh tế Cửa khẩu mở rộng, khu đô thị Sa Pa, Bảo Thắng, Bắc Hà. Tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực thương mại, du lịch, công nghiệp chế biến, vận tải, hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, công nghệ cao, công nghệ sạch,…

Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phấn đấu tiếp tục là tỉnh đứng trong top đầu của toàn quốc về thực hiện cải cách hành chính.

Gia tăng mức độ liên kết vùng miền, khai thác tối đa vị thế là “cầu nối”, “cửa ngõ” của Việt Nam với Vân Nam (Trung Quốc) để phát triển sản xuất, phát triển thị trường, đấy mạnh xuất nhập khẩu. Chú trọng các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh. Phát triển các hoạt động và dịch vụ du lịch, ưu tiên kết nối du lịch biển của Việt Nam với Sa Pa và vùng Tây Nam (Trung Quốc).
 
Bên cạnh đó, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá, xã hội, lao động, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Ưu tiên tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật và thể thao giao lưu đối ngoại với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế trong khoa học, công nghệ, về bảo vệ tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tài nguyên nước và các tài nguyên khác. Hợp tác với một số nước trong khu vực về công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chú trọng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh phổ thông. Phát triển mô hình Khung Chính quyền điện tử của tỉnh làm nền tảng triển khai thực hiện đảm bảo đồng bộ, hiện đại và an toàn thông tin.

 
Chương trình đặt ra một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020:
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm từ 10% trở lên;
(2) Năm 2020 GRDP bình quân/người/năm đạt 72 triệu đồng;
(3) Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 13%; Công nghiệp –xây dựng 44,5%;  dịch vụ 42,5%;
(4) Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 340 nghìn tấn (bình quân 475kg/người/năm;
(5) Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 33,5 nghìn tỷ đồng (giá 2010);
(6) Giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 5 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội: 28,5 nghìn tỷ đồng;
(7) Tổng lượng khách du lịch đến địa bàn: Khoảng 6 triệu lượt người;
(8) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 9 nghìn tỷ đồng.
 
 
 
Thu Hương

Tin Liên Quan

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...

Hướng đến phát triển “du lịch xanh” bền vững

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây được xem là hướng đi phù hợp...