Lào Cai tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Những năm qua, nhờ nỗ lực cải thiện môi trường, xúc tiến đầu tư, Lào Cai đã gặt hái nhiều kết quả khả quan, trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 27 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt 554,1 triệu USD, tập trung ở 3 lĩnh vực chính là du lịch - dịch vụ (8 dự án), công nghiệp - xây dựng (15 dự án), nông nghiệp - thủy sản (4 dự án). Tiêu biểu là dự án Khách sạn Aristo, khu nghỉ dưỡng Topas, Nhà máy gang thép Lào Cai, thủy điện Séo Chong Hô, thủy điện Cốc San, dự án trồng chè Ô long Lợi Sơn Điền,…
 
Khu nghỉ dưỡng Topas Sa Pa.
 
Năm 2017, UBND tỉnh đã chấp thuận cho nghiên cứu 3 dự án mới có tổng mức đầu tư 290 triệu USD (6.468 tỷ đồng), đó là dự án mở rộng khách sạn Duyên Hải (Công ty TNHH Liên doanh khách sạn quốc tế Lào Cai), dự án sản xuất dây điện và dây cáp điện công nghệ cao (Công ty CPTM Koviet - Hàn Quốc), dự án khu phức hợp giáo dục quốc tế Singapore.

Các dự án FDI đã đóng góp đáng kể cho thu ngân sách nhà nước, về giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, đến thời điểm hiện tại, tổng số lao động trong các doanh nghiệp FDI đạt khoảng 3.500 lao động, thu nhập bình quân đầu người đạt 6.800.000 đồng/lao động/tháng. Tổng doanh thu từ các doanh nghiệp FDI từ năm 1996 đến nay trên địa bàn tỉnh đạt 25.783 tỷ đồng, thu ngân sách nhà nước từ các doanh nghiệp FDI đạt 2.006 tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2016, doanh nghiệp FDI nộp ngân sách 355 tỷ đồng, tạo việc làm cho 2.800 lao động, chủ yếu là lao động địa phương. Riêng Công ty TNHH Liên doanh khách sạn quốc tế Lào Cai (dự án khách sạn Aristo) đóng góp ngân sách nhà nước 195 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 900 lao động.

Mặc dù cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày càng được cải thiện, nhưng hiện Lào Cai vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư lớn từ các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ trên các lĩnh vực đầu tư có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Các dự án đầu tư vào Lào Cai vẫn chủ yếu của nhà đầu tư Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Pháp,… với quy mô nhỏ. Mật độ phân bố của các dự án FDI không đồng đều, chủ yếu tập trung tại thành phố Lào Cai, thị trấn Sa Pa và các khu công nghiệp của tỉnh.

Tỉnh Lào Cai luôn có chính sách hấp dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp FDI đầu tư tại địa phương như ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, không gây hại môi trường, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đối với lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, tỉnh đề cao các dự án chế biến sâu khoáng sản, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế công nghiệp, cửa khẩu. Lĩnh vực thương mại - du lịch ưu tiên đầu tư tại các địa phương có thế mạnh du lịch là Sa Pa, Bắc Hà. Lĩnh vực nông nghiệp ưu tiên dự án ứng dụng công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn.

Để tạo thuận lợi cho các dự án FDI đầu tư tại địa phương, tỉnh Lào Cai đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quy hoạch Khu công nghiệp phía Tây thành phố, Khu kinh tế cửa khẩu mở rộng và rà soát quy hoạch đô thị các huyện, thành phố để tạo quỹ đất thu hút các dự án đầu tư trọng điểm. Cập nhật, công khai danh mục dự án thu hút đầu tư, coi cải cách thủ tục hành chính là chìa khóa thu hút FDI, Lào Cai đã gắn chuyển đổi ý thức cán bộ, công chức với trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nhằm phục vụ tốt nhất cho doanh nghiệp./.
Xuân Huệ

Tin Liên Quan

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...

Hướng đến phát triển “du lịch xanh” bền vững

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây được xem là hướng đi phù hợp...