Vẻ đẹp trang phục phụ nữ Mông hoa Bắc Hà

So với các dân tộc khác, dân tộc Mông hoa (Mông lềnh) ở Bắc Hà còn giữ được nhiều phong tục, tập quán độc đáo. Một trong những nét đẹp đó là việc dệt vải, thêu, may các bộ trang phục, rực rỡ đậm bản sắc của những phụ nữ dân tộc Mông hoa.
 

Thêu thổ cẩm.
Ở Bắc Hà, đồng bào Mông hoa có dân số đông nhất trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, sống tập trung ở các xã Bản Phố, Lùng Cải, Lùng Phình, Tả Van Chư và Lầu Thí Ngài… Đây là cộng đồng dân tộc có truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc, nổi bật là nghệ thuật tạo hình trên các trang phục thổ cẩm của phụ nữ. Thường, bộ trang phục thổ cẩm của thiếu nữ Mông đẹp rực rỡ sắc màu, hoa văn tinh xảo, tạo ấn tượng sâu sắc…

Trang phục cổ truyền của phụ nữ Mông hoa gồm khăn, áo xẻ ngực, váy, tấm vải che phía dưới trước váy, thắt lưng, xà cạp… Khăn của phụ nữ Mông hoa có hai loại, đó là loại hình chữ nhật khổ 65x40cm thêu hoa văn trùm lên đầu, một loại khăn vành rộng quấn quanh đầu.
Thiếu nữ Mông hoa (Bắc Hà).
Áo của phụ nữ Mông hoa thường xẻ nách, cổ cao, trên vai và ngực có nẹp thêm vải màu thêu, in hoa văn hình xoắn ốc. Váy chủ yếu là dùng các màu đỏ, xanh đậm… trông nổi bật, rực rỡ. Thắt lưng là miếng vải rộng khoảng 7 - 8 cm và dài 80 - 120 cm, đoạn giữa thắt lưng được thêu các hoa văn, màu đẹp, quấn ngang bụng, tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, đồng thời cũng làm cho các thiếu nữ Mông có vóc dáng đẹp hơn. Họa tiết hoa văn trên nền trang phục Mông hoa chủ yếu là các hoa văn hình học và mang tính chất ước lệ. Đó là những đường ngang, viền đậm dài hoặc gẫy góc, tạo ra các khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi… Trên trang phục của người Mông hoa ở Bắc Hà, màu đỏ đóng vai trò chủ đạo. Màu này phối hợp màu vàng, trắng nhằm đối chọi với nền chàm tạo nên sắc rực rỡ.

Phụ nữ Mông hoa giỏi may, thêu được cả cộng đồng đề cao, tôn trọng, đây cũng là tiêu chí để các chàng trai lựa chọn vợ. Trước khi đi làm dâu, người mẹ tặng cho con gái bộ váy, áo coi như của hồi môn. Khi về nhà chồng, cô gái lại thêu, dệt váy áo để tặng mẹ đẻ, mẹ chồng và các em của chồng. Không những thế, người phụ nữ khi đã làm mẹ còn có nghĩa vụ dạy bảo con gái trồng lanh và làm thổ cẩm. Trẻ em gái dân tộc Mông hoa ngay từ khi 7 - 8 tuổi đã được mẹ hướng dẫn cách dệt vải, thêu, may các hoa văn truyền thống, để đến khi lấy chồng sẽ  may được 8 - 15 chiếc váy làm của hồi môn.
(theo Báo Lào Cai)

Tin Liên Quan

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn

Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo

Từ lâu, thôn Phẻo, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng vẫn duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng gồm hơn 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và tất cả đều là đồng bào Tày. Những lúc nông nhàn, ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ hay buổi tối, chị em lại tề tựu về nhà văn hóa thôn tập và trao truyền cho nhau...