Lào Cai: Hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Những năm gần đây, nông dân các huyện vùng cao trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất cấy lúa, trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu cho hiệu quả cao và mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương.

Cây xóa đói, giảm nghèo

Người dân Bát Xát mở rộng diện tích trồng cây sa nhân tím.

Trước đây, trên mảnh đất 7.000 m², gia đình ông Ma Seo Vần, thôn Túng Súng, xã Lùng Phình (Bắc Hà) trồng 1 vụ ngô, nhưng năng suất và hiệu quả kinh tế đem lại thấp. Năm 2012, thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã, gia đình ông mạnh dạn đưa cây atiso vào trồng thay thế cây ngô. Ông Vần cho biết: Cây atiso dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương. Được Công ty Cổ phần Dược phẩm Traphaco cam kết tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định, nên gia đình gắn bó với cây trồng này từ năm 2012 đến nay. Với diện tích trên, mỗi năm gia đình thu 60 - 70 triệu đồng. So với trồng ngô, trồng atiso cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 4 lần. Cũng nhờ cây atiso mà kinh tế gia đình đã ổn định hơn.

Gia đình anh Hà Seo Sàng, thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình (Bắc Hà) từng là hộ nghèo, thu nhập phụ thuộc vào trồng ngô, lúa. Nhưng, từ khi đưa cây atiso vào trồng thay thế cây ngô (với gần 6.000 m²), gia đình có cuộc sống khá hơn trước. Anh Sàng tâm sự, trồng cây atiso không quá vất vả, nếu có đầu ra ổn định, thì hiệu quả kinh  tế cao hơn nhiều so với trồng ngô.

Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Phình Giàng Củi Tờ cho biết: Vài năm gần đây, cây dược liệu, như atiso, đan sâm, đương quy được nhiều hộ dân đưa vào trồng thay thế diện tích ngô kém hiệu quả. Đây là cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương, ít phải đầu tư chăm sóc, có đầu ra ổn định và giá trị kinh tế cao. Trung bình mỗi ha cây dược liệu cho thu từ 80 - 200 triệu đồng tùy theo từng loại. Nhờ đó, nhiều hộ dân trồng cây dược liệu đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà cho biết: Những năm gần đây, huyện Bắc Hà đã triển khai hỗ trợ các hộ dân trồng thí điểm cây atiso, đan sâm, đương quy, cát cánh…cho hiệu quả bước đầu và mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương. Tuy nhiên, để cây dược liệu trở thành nhóm cây trồng chính cho thu nhập cao, thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn nhân dân ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến; tăng cường xúc tiến tiêu thụ, liên kết sản xuất bảo đảm đầu ra ổn định, giúp nông dân làm giàu. Riêng năm 2017, huyện triển khai trồng 40 ha cây dược liệu, trong đó có 12 ha atiso, 12 ha đương quy, 12 ha cát cánh, 4 ha đan sâm.

Atiso - cây xóa đói, giảm nghèo của nhiều địa phương.

Không chỉ Bắc Hà, các huyện: Sa Pa, Bát Xát, Si Ma Cai cũng quan tâm đầu tư, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp phát triển, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu, như atiso, xuyên khung, đương quy, tam thất, vân mộc hương, cát cánh…Theo thống kê của ngành nông nghiệp, đến nay, toàn tỉnh có gần 230 ha cây dược liệu, với hàng trăm hộ nông dân tham gia, doanh thu mỗi năm đạt hàng chục tỷ đồng.

Cần thực hiện đúng quy hoạch

Để cây dược liệu trở thành cây trồng giúp đồng bào vùng cao xóa đói, giảm nghèo, mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển cây dược liệu của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, quy hoạch sử dụng đất phát triển cây dược liệu hàng hóa, tập trung đến năm 2030 phân theo hiện trạng sử dụng là 3.700 ha. Từ nay đến năm 2020, sản lượng cây dược liệu hàng hóa đạt từ 4.500 - 5.000 tấn; tầm nhìn đến năm 2030, sản lượng cây dược liệu hàng hóa đạt từ 11.000 - 11.500 tấn.

Theo mục tiêu trên, tỉnh sẽ ưu tiên quy hoạch phát triển 10 chủng loại cây dược liệu có thế mạnh về thị trường tiêu thụ, với tổng diện tích quy hoạch 1.200 ha. Đến năm 2030, mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh lên 22 chủng loại chính với diện tích 3.799 ha; 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế thế giới (GACP - WHO). Quy hoạch đến năm 2030, sẽ có 12 cơ sở thu gom, sơ chế và bảo quản dược liệu với diện tích từ 500 - 1.000 m²/khu sơ chế; 3 cơ sở chế biến sản phẩm dược liệu tại huyện Sa Pa, huyện Bắc Hà và thành phố Lào Cai.

Nông dân Bắc Hà chăm sóc cây đương quy.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng: Những năm gần đây, nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng cây dược liệu là do đầu ra ổn định. Cây dược liệu đã và đang góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Để phát triển các vùng trồng dược liệu theo đúng quy hoạch chung, ngành phối hợp chặt chẽ với các địa phương lập kế hoạch sản xuất cụ thể theo vùng, chủng loại, tránh để tình trạng phát triển ồ ạt; đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, liên kết để giải quyết đầu ra cho sản phẩm; hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng khép kín; tăng cường chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, sơ chế cây dược liệu; mở rộng vùng sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu bền vững…

Với việc quy hoạch cây dược liệu và thực hiện tốt quy hoạch của các địa phương; đồng thời có sự liên kết bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đây sẽ là cây trồng tiềm năng, đem lại nguồn thu nhập cao cho nông dân trong tỉnh.

Thanh Nam

Tin Liên Quan

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...

Hướng đến phát triển “du lịch xanh” bền vững

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây được xem là hướng đi phù hợp...