Độc đáo nghề làm nến thơm

Nến tự nhiên Cát Cát (Sa Pa) là sản phẩm địa phương được làm từ 100% sáp ong tự nhiên, do chính người Mông Cát Cát làm ra bằng phương pháp thủ công. Đây không chỉ là một trong những sản phẩm độc đáo mà còn đang dần được hình thành và phát triển, trở thành nghề truyền thống của người Mông nơi đây.
 
Nến Cát Cát (Sa Pa) được làm từ sáp ong tự nhiên.
Khi đến thăm nơi sản xuất nến tự nhiên của chị Má Thị Sa tại thôn Cát Cát, xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, cảm giác đầu tiên mà chúng tôi nhận thấy đó là mùi thơm rất dịu nhẹ, làm mọi người như được thư giãn và tận hưởng bầu không khí được thanh lọc. Đó là mùi thơm toả ra từ chiếc nồi mà chị Sa đang đun sáp ong trên bếp chuẩn bị công đoạn làm nến.

Được biết, tổ làm nến của chị Sa bắt đầu làm từ tháng 11/2012, có 10 anh, chị em do tổ chức xã hội Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam sáng lập. Họ đã được hỗ trợ về nguyên liệu, vật liệu, vốn ban đầu và hướng dẫn các công đoạn làm nến, đóng bao bì và giới thiệu, quảng bá cho sản phẩm. Tuy mới thành lập nhưng tổ của chị Sa đã sản xuất bán ra thị trường rất nhiều sản phẩm nến tự nhiên làm từ sáp ong.

Nến tự nhiên làm từ các nguyên liệu chủ yếu như sáp ong, bấc sợi lanh, tinh dầu đều lấy từ tự nhiên. Sáp ong sau khi được lấy về thì cho vào nồi đun nóng chảy ở 60 – 70 độ C để sáp không bị đông quá nhanh. Sợi lanh được se lại thành sợi bấc, sau đó cán dây bấc vào khuôn. Trước khi đổ sáp ong phải hàn bấc vào khuôn bằng keo nến cho chắc, lấy que chẻ đôi để nẹp bấc cho cân, trong lòng khuôn bôi 1 chút dầu ăn hay mỡ để không cho nến bám vào, khi nguội nến co lại dễ lấy ra. Sáp ong sau khi đun, để nguội khoảng 15 phút thì đổ vào khuôn, chờ khoảng 30 phút, khi sáp ong đông vào thì lấy ra, cắt đi đoạn bấc thừa là đã có một cây nến hoàn chỉnh.

Nghề làm nến tự nhiên của người Mông Cát Cát đang dần dần được phát triển thành sản phẩm địa phương của người dân. Không những thế còn góp phần làm phong phú ngành nghề thủ công truyền thống của các dân tộc trên địa bàn huyện Sa Pa./.
(Theo báo điện tử Lào Cai)

Tin Liên Quan

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.

Trăm năm kể chuyện nghề Rèn

Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo

Từ lâu, thôn Phẻo, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng vẫn duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng gồm hơn 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và tất cả đều là đồng bào Tày. Những lúc nông nhàn, ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ hay buổi tối, chị em lại tề tựu về nhà văn hóa thôn tập và trao truyền cho nhau...