Đón xuân nơi thượng nguồn

Với nhiều bạn trẻ ngày nay, đón tết nơi đầu nguồn sông đang trở thành trào lưu thú vị. Ở nơi đó, ngoài phong vị biên cương, cảm giác hào hứng khi chinh phục những cung đường xa xôi, hẻo lánh chứng tỏ những khát khao làm mới mình. Với những cung đường như thế, bạn trẻ đã có cách đón xuân cũng như cách nghĩ nhân ái hơn về cuộc sống.

Tuổi trẻ và những trải nghiệm

Dẫu sông Chảy bắt nguồn là huyện Xín Mần (Hà Giang), nhưng đoạn đẹp nhất chảy qua địa phận tỉnh Lào Cai. Với lợi thế này, tỉnh Lào Cai đã tổ chức tuyến du lịch trải nghiệm bằng thuyền trên sông. Khách sẽ được đưa về bến thuộc xã Cốc Ly hoặc xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) để ngược sông khám phá cảnh sắc hoang sơ của đôi bờ chung quanh. Thế nhưng không đợi có tuyến du lịch, từ lâu các nhóm “phượt” sành đã đi theo tuyến khác, là lên xã Nàn Sán (huyện Si Ma Cai) khám phá đời sống của bà con, nơi những con suối đẹp từ Trung Quốc đổ về, cùng với nhánh sông Chảy từ Hà Giang đổ sang mà làm nên mảnh đất trữ tình này. Nàn Sán còn khu rừng già nguyên sinh, đồng bào Mông sống hào sảng, nhiệt tình nên chẳng bao lâu khu vực này là điểm dừng chân, đón xuân trong hành trình của nhiều nhóm trẻ. Với nhóm Bè Bạn, tập hợp một số bạn thích trải nghiệm những điều mới mẻ luôn thích xê dịch, cứ thượng nguồn sông mà đến. Họ coi việc đón xuân với những trải nghiệm khám phá mới là mục đích. Từ đó, cùng với việc du xuân, nhóm cũng hướng tới những việc làm thiện nguyện, góp phần giúp miền biên viễn thêm ấm vui.

Cột cờ Lũng Pô (A Mú Sung, Bát Xát) - điểm khám phá mới nơi thượng nguồn sông Hồng.

Bạn Hoàng Quang Bích, sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, thành viên nhóm Bè Bạn chia sẻ: “Đón xuân vùng cao có cái đặc biệt, đón ở vùng thượng nguồn sông lại có điều độc đáo hơn. Cũng bởi khi đó, cảm giác thật tươi mới khi sống cùng những nếp sinh hoạt bình dị của người dân”.

Hành trình lên Lũng Pô, một mảnh đất cũng kỳ diệu của huyện Bát Xát. Chính nơi đây, con sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy vào đất Mẹ, cũng là nơi nhà thơ Dương Soái đã viết thơ và nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc bài hát “Gửi em ở cuối sông Hồng” nổi tiếng và ăn sâu vào tiềm thức người dân bao năm qua.

Đất nhớ, đất thương

Phải nói rằng Lũng Pô là đất thương, đất nhớ, nơi cao hơn mực nước biển hơn 1.200 m, bốn mùa lững thững sương giăng. Sông Hồng chảy vào đất Việt, sông mang nặng phù sa, bồi đắp cho những cánh đồng của một miệt đồng bằng rộng lớn. Mùa màng sẽ được bội thu và lúa ngô chắc mẩy. Lũng Pô giờ là thôn nhỏ của xã A Mú Sung, nép mình dưới tán rừng già với rất nhiều suối nhỏ. Vào mùa xuân, nơi đây được mệnh danh là “bến Xuân” bởi nhiều trai gái đến tụ hội, ngắm cảnh, ngắm hoa, nói lời yêu nhau dịu ngọt. Hòa vào không khí ấy, nhiều đôi bạn trẻ miền xuôi cũng đã tìm đến, như là một thử thách nhỏ cho tình yêu tuổi đôi mươi. Ở đó, giữa trùng điệp núi non, đoạn ngã ba sông Hồng và một con suối từ xã A Lù chảy qua chia thành hai dòng đục - trong rõ rệt, chàng trai sẽ nắm tay cô gái. Cả hai khắc ghi hình ảnh này, khoảnh khắc này để luôn gìn giữ ấp iu những kỷ niệm của mình, dù cuộc sống khó khăn vất vả nhưng sẽ cùng nhau cố gắng vượt qua. Cũng có chàng si tình, tìm về Lũng Pô, cất cao tiếng hát và ước vọng gửi về người em nhỏ miền xuôi, như muốn thể hiện một tình yêu chân tình giữa thời công nghệ hiện đại. Tuyệt diệu thay, tình yêu của họ không chỉ đẹp mà chính người con gái trong câu chuyện cũng quyết tâm về đầu nguồn cảm ơn sông. Phải chăng khúc sông này đã trở thành nơi gửi gắm và trải nghiệm của những trái tim dám sống?

Đón Xuân Đinh Dậu 2017, bạn dự định tham gia hành trình nào? Mỗi hành trình, ắt hẳn phải chất chứa ở đó niềm đam mê, sự dấn thân và cả quyết tâm vượt qua bản thân. Bởi xét đến cùng, cuộc đời là những chuyến đi. Nhưng những chuyến đi sẽ có nhiều ý nghĩa khi mỗi người xác định những hành trình ý nghĩa và kết nối thiện nguyện. Như nhóm trẻ Xuyên Việt vì trẻ em, đã thực hiện được hành trình ý nghĩa, vừa làm chương trình từ thiện, vừa chụp ảnh và chiếu phim cho trẻ em đồng bào nghèo. Các bạn trẻ cho biết, niềm vui sẽ được nhân lên, khi trong điều kiện cần, chúng ta xuất hiện với những việc làm ý nghĩa. Vâng. Đó không chỉ là những chuyến trở về thượng nguồn sông, mà là hành trình của xuân ấm đặc biệt./.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...