Dấu ấn công nghiệp Lào Cai

Nhìn lại chặng đường 10 năm (2006 - 2016), trải qua nhiều khó khăn và tác động của tình hình thế giới, ngành công nghiệp Lào Cai vẫn vững vàng vượt qua thử thách, bứt phá đi lên.

10 năm qua, ngành công nghiệp tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn vào sự phát triển của địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Các lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh như khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim, hoá chất, thuỷ điện và chế biến lâm sản được phát huy. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp được quan tâm đầu tư với việc hình thành và mở rộng các khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung. Từ một tỉnh có nền công nghiệp nhỏ lẻ (thuần túy là khai thác apatít), nay Lào Cai có nền công nghiệp phát triển với nhiều phân ngành. Trong đó, khai thác, chế biến khoáng sản là những điểm nhấn quan trọng đưa Lào Cai trở thành trung tâm công nghiệp luyện kim, hóa chất của cả nước. Cơ cấu ngành chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia. Hoạt động sản xuất TTCN được quan tâm chỉ đạo, một số sản phẩm, như hàng thêu, dệt may thổ cẩm, rượu đặc sản, gạo Séng cù, tương ớt Mường Khương... đã và đang khẳng định được vị trí trên thị trường. Đến nay, toàn tỉnh có 7.572 cơ sở sản xuất TTCN, thu hút trên 15.200 lao động.

Khai thác quặng apatít trên khai trường Bắc Nhạc Sơn.

Đến năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 20.815 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 15,6% so với năm 2015, gấp 4 lần so với năm 2010. Tiềm năng về thủy điện được khai thác hiệu quả, với 32 nhà máy thủy điện hoàn thành phát điện hòa lưới điện quốc gia, tổng công suất đạt 528,1 MW. Hệ thống lưới điện cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Tỷ lệ thôn, bản và hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia lần lượt đạt 88,06% và 93,1%. Tại 3 khu, cụm công nghiệp của tỉnh (Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, Khu Công nghiệp Đông Phố Mới và Khu Công nghiệp Bắc Duyên Hải) đã có 138 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký đạt 21.695 tỷ đồng, tăng 96 dự án so với năm 2006 (trong đó, có 110 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; 9 dự án đang triển khai xây dựng và 19 dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư). Ngoài hiệu quả về kinh tế, hoạt động công nghiệp trong thời gian qua còn có những tác động to lớn về xã hội như: Tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động. Các công trình, dự án, hệ thống lưới điện quốc gia được quan tâm đầu tư tới khu vực vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Sự phát triển của ngành công nghiệp đã kéo theo sự hình thành và phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông, thương mại, dịch vụ đến các vùng nông thôn, phục vụ các chương trình, như xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghèo của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công nghiệp Lào Cai vẫn còn một số hạn chế: Sản phẩm công nghiệp chưa phong phú, công nghiệp phụ trợ phát triển chậm; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chưa thu hút được đầu tư; công nghiệp chế biến nông, lâm sản quy mô nhỏ, hiệu quả thấp. Công nghệ sản xuất của một số cơ sở còn lạc hậu. Ý thức của một số doanh nghiệp về chấp hành các quy định của Nhà nước còn thấp, nhất là bảo vệ môi trường...

Để hoạt động công nghiệp đạt nhiều kết quả trong thời gian tiếp theo, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc ban hành chủ trương, quyết sách sáng tạo, thiết thực, từ đó chỉ đạo xây dựng các chiến lược, đề án cụ thể cho từng thời kỳ, phù hợp với khả năng thực tiễn. Quan tâm công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch hằng năm, kế hoạch trung hạn, xác định rõ lộ trình, nguồn lực, các giải pháp thực hiện đảm bảo tính đúng đắn, sát thực với định hướng phát triển. Xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, thủ tục hành chính ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia. Gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường và an sinh xã hội...

Với những bài học kinh nghiệm trong 10 năm qua cùng với nền tảng công nghiệp xây dựng đến hôm nay, tin tưởng rằng, công nghiệp Lào Cai giai đoạn tới sẽ phát huy được thế mạnh, khắc phục được hạn chế, tiếp tục phát triển nhanh, bền vững.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024

Sáng 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10 năm 2024. Hội nghị do đồng chí Phùng Nam Trung, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...