Cộng đồng quốc tế hoan nghênh Thỏa thuận khí hậu Paris

Ngày 4/11/2016 đã trở thành một thời khắc lịch sử đối với cộng đồng quốc tế khi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã chính thức có hiệu lực, củng cố và hiện thực hóa những nỗ lực chung của toàn nhân loại nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu.
Các đại biểu tham dự COP21 tại Paris (Pháp) năm 2015 (Ảnh: AFP)

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon tuyên bố nêu rõ: “Hôm nay là một ngày lịch sử trong những nỗ lực của nhân loại để đấu tranh chống biến đổi khí hậu. Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đã có hiệu lực. Vào giai đoạn ngày càng nóng hơn, các quốc gia thành viên đã thông qua thỏa thuận quốc tế mới này trong một thời gian kỷ lục”. Theo nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc, đó là một thời điểm quan trọng đối với tất cả chúng ta. “Với mỗi phê chuẩn mới, phạm vi của Thỏa thuận Paris lại tăng lên. Chỉ trong tuần này, Gabon, Indonesia, Hàn Quốc, Saudi Arabia, Sao Tome and Principe, Nam Phi và Việt Nam đã tham gia, đại diện cho gần 100 quốc gia, chiếm 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính" – Tổng thư ký lưu ý.

Ông Ban Ki-moon đặc biệt nhấn mạnh: “Chúng ta đang ở trong một cuộc chạy đua chống lại thời gian. Nhưng với Thỏa thuận Paris và Chương trình Phát triển bền vững vào năm 2030, thế giới đã có những gì cần thiết để cùng cam kết trên con đường thích ứng khí hậu và khí thải thấp. Bây giờ là thời gian để củng cố quyết tâm toàn cầu, để làm những gì khoa học đòi hỏi và nắm bắt cơ hội để xây dựng một thế giới an toàn và bền vững hơn cho tất cả mọi người".

Cùng hoan nghênh một “thời điểm lịch sử đối với nhân loại”, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Peter Thomson cũng lưu ý: “Chúng ta hiện đang năng động, nhưng đây không phải là thời điểm để tự mãn. Trong nỗ lực chung của chúng ta để tăng cường hành động khí hậu, chúng ta phải tham vọng hơn trong các mục tiêu của mình. Biến đổi khí hậu không có biên giới. Vào năm 2016, con người ở khắp nơi trên thế giới đang phải gánh chịu những hệ quả của nó mỗi ngày”.

Trong tuyên bố được đưa ra, bà Patricia Espinosa, Thư ký điều hành Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC), và bà Salaheddine Mezouar, Bộ trưởng Ngoại giao của Maroc – quốc gia chủ trì Hội nghị các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP22) đánh giá Thỏa thuận Paris có hiệu lực nhanh là “một tín hiệu chính trị rõ ràng xác nhận rằng tất cả các quốc gia đã cam kết hành động kiên quyết chống lại biến đổi khí hậu".

Cùng hoan nghênh “một sự kiện đặc biệt” như Ủy ban châu Âu, Tổng thống Pháp François Hollande phát biểu khẳng định khi đang dự lễ khánh thành một trung tâm năng lượng tái tạo tại Pháp: “Chưa bao giờ một thỏa thuận quốc tế lại cần ít thời gian để được phê chuẩn như thế”, chỉ “chưa đầy 11 tháng”.

Còn theo bà Ségolène Royal, Bộ trưởng Môi trường và năng lượng của Pháp – quốc gia chủ trì COP21, hiện 97 trong số 192 quốc gia ký Thỏa thuận đã phê chuẩn và khoảng 20 quốc gia sẽ cần làm việc đó trong thời gian từ nay đến khi khai mạc COP22 tại Marrakech.

“Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất cần phải vượt qua, và các thành phố" sẽ làm phần việc của mình – Thị trưởng Paris Anne Hidalgo, tân Chủ tịch của mạng lưới các đô thị vì khí hậu (C40) cho biết.

Tuy nhiên, các chuyên gia về biến đổi khí hậu cũng một lần nữa nhắc lại rằng trong bối cảnh nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng gần 1°C và thậm chí còn cao hơn ở Bắc Cực hay Địa Trung Hải, thời gian không còn nhiều. Tốc độ thần tốc của Thỏa thuận Paris không thể làm mờ đi những cố gắng lớn mà các quốc gia cần phải thực hiện để tôn trọng mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trái đất dưới ngưỡng 2°C và tiếp tục nỗ lực để hạn chế sự gia tăng ở mức 1,5°C vào cuối thế kỷ này so với thời kỳ tiền công nghiệp. Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu này, các kênh khí thải gây hiệu ứng nhà kính phải ngừng gia tăng, sau đó giảm xuống từ 40 – 70% vào năm 2050.

Tại cuộc gặp gỡ quốc tế ở Marrakech trong các ngày từ 7 – 18/11 tới đây, theo ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), “chúng ta phải lấy lại ý thức cấp bách mà chúng ta đã có cách đây một năm” bởi vì “mỗi ngày trôi qua, thách thức khí hậu lại càng lớn lên”./.

Theo Khánh Linh/dancongsan.vn

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...