Lào Cai: Phấn đấu nâng cao chỉ số PAPI

Mới đây, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch số 201/KH-UBND nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) giai đoạn 2016-2020.

Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là bộ chỉ số đo lường và theo dõi hiệu quả công tác quản trị, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước dựa trên trải nghiệm và cảm nhận của người dân. PAPI đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công qua 06 nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với nhân dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công. Kết quả PAPI là nguồn dữ liệu giúp các cấp chính quyền địa phương có những căn cứ điều chỉnh và cải thiện hiệu quả công tác, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Năm 2015, Lào Cai xếp ở vị trí thứ 28/63 tỉnh, thành phố cả nước về Chỉ số PAPI. Để cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh Lào Cai xác định việc thực hiện nâng cao chỉ số PAPI phải thực đồng bộ với Đề án số 19-ĐA/TU ngày 27/11/2015 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020” và gắn với Chương trình hành động cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đây được xem là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, liên tục của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là cấp xã.


Công bố Quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) quần thể du lịch văn hóa, dịch vụ cáp treo,
vui chơi giải trí, khách sạn Fansipan tại UBND huyện Sa Pa

 
Theo đó, Lào Cai đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để thực hiện 6 nội dung trong việc đánh giá chỉ số PAPI như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân về Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; về các nội dung, vấn đề mà người dân có quyền được biết, được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đồng thời, các cơ quan nhà nước phải triển khai thực hiện nghiêm túc và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia thực hiện theo quy định.

Thực hiện theo đúng các quy định về công khai, minh bạch thu chi ngân sách cấp xã. Việc công khai phải cụ thể, chi tiết, hình thức công khai phải phù hợp, thuận tiện để người dân có thể tiếp cận và giám sát. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, các đoàn thể quần chúng, cán bộ, công chức và nhân dân; kịp thời ngăn chặn những dấu hiệu tiêu cực, xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm các quy định về quản lý tài chính, tài sản công. Các dự thảo về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương đều phải tổ chức lấy ý kiến đóng ý của người dân tại nơi có đất. Thực hiện công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và khung giá đất hiện thời trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố và tại trụ sở UBND cấp xã. Sử dụng loa phát thanh thông tin về các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc khung giá đất tại các thôn, tổ dân phố. Kịp thời cập nhật, công khai khi có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc khung giá đất. Phải công khai và thông báo cụ thể về mục đích sử dụng đất, mức giá đền bù khi thu hồi đất. Công khai kế hoạch đầu tư của các dự án trên địa bàn và kết quả xử lý các vụ việc qua giám sát ở khu dân cư. Thực hiện quy trình điều tra, rà soát, bình xét và công nhận đối tượng hộ nghèo hàng năm theo đúng quy định, đảm bảo đúng đối tượng thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành. Công khai, minh bạch danh sách hộ nghèo tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố. Xử lý nghiêm những trường hợp thực hiện không đúng các quy định về chính sách cho hộ nghèo.

Nâng cao trách nhiệm giải trình với người dân của chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, tập trung giải quyết có hiệu quả những khúc mắc, khiếu nại, tố cáo của công dân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn.

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các văn bản có liên quan về phòng, chống tham nhũng bằng nhiều hình thức để cán bộ, công chức, viên chức biết thực hiện và người dân giám sát việc thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có chính sách và cơ chế bảo vệ người dân khi thực hiện việc tố cáo hành vi tham nhũng. Xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình phụ trách. Công khai báo cáo kết quả phòng, chống tham nhũng hàng năm của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiến tới xây dựng trung tâm hành chính công của tỉnh và cấp huyện bảo đảm xây dựng chính quyền điện tử. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức. Thường xuyên khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng các dịch vụ công được cung cấp trong lĩnh vực y tế và giáo dục để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi tuyển, thi nâng ngạch công chức trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp, đảm bảo tuyển dụng được những người có năng lực vào làm việc trong các cơ quan nhà nước.

Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng công tác rà soát các quy định, thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý; kiến nghị cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để giảm thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Kịp thời cập nhật, công khai đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và trên Website của các cơ quan, đơn vị (đối với các đơn vị có Website). Thường xuyên khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với chất lượng các dịch vụ được cung cấp, nhất là các dịch vụ: Chứng thực, xác nhận, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các dịch vụ công do UBND cấp xã cung cấp… để nâng cao chất lượng phục vụ. Tăng số lượng các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3,mức độ 4.

Tăng cường cung ứng dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, giáo dục, hạ tầng cơ bản,…. Chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng cung cấp dịch vụ y tế công lập. Cải thiện chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục tiểu học công lập. Tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng căn bản như: nâng cấp lưới điện; thực hiện nhựa hóa hoặc bê tông hóa các tuyến đường ở nông thôn; cung cấp nước sạch cho người dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; thực hiện tốt dịch vụ thu gom, xử lý rác thải, nước thải. Đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện các chương trình phối hợp hoạt động giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện tại đơn vị, địa phương mình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hành chính công, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân./.

Lâm Tú

Tin Liên Quan

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...

Hướng đến phát triển “du lịch xanh” bền vững

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây được xem là hướng đi phù hợp...

Lào Cai triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tuổi trẻ Lào Cai vững tin tiến bước dưới cờ Đảng

“Thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước”, Đảng ta đã đặt trọn niềm tin, thường xuyên quan tâm, chăm lo, bồi dưỡng thế hệ thanh niên “vừa hồng”, “vừa chuyên” để đáp ứng yêu cầu bảo vệ và phát triển bền vững đất nước trong mọi thời kỳ. Phát huy vai trò,...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai góp ý vào một số dự án luật

Sáng 30/10, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục thảo luận tại tổ về một số dự thảo nghị quyết của Quốc hội và dự án luật.