Hệ thống Mặt trận Tổ quốc có nhiều đóng góp vào thành công của cuộc bầu cử

Ngày 22/5/2016, cùng với cử tri cả nước, cử tri của tỉnh sẽ đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, lựa chọn những người tiêu biểu nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình. Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Giàng Seo Vần, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh về những đóng góp của hệ thống MTTQ với cuộc bầu cử.
Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn Giàng Tra, xã Tả Phìn (Sa Pa) Giàng A Lềnh (thứ 2 từ trái sang) tuyên truyền cho nhân dân về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, hệ thống MTTQ có vai trò như thế nào?

Đồng chí Giàng Seo Vần: Theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; Điều 19 của Luật MTTQ Việt Nam; Thông tri số 07 ngày 28/01/2016 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc MTTQ Việt Nam tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021: MTTQ Việt Nam các cấp có quyền và trách nhiệm tham gia cuộc bầu cử, góp phần bảo đảm để cuộc bầu cử tiến hành được dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thật sự là ngày hội của toàn dân. Tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp theo đúng quy trình; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chính quyền cơ sở tổ chức hội nghị cử tri, lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm nơi công tác và nơi cư trú với người ứng cử; tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri để vận động bầu cử; cùng với các tổ chức thành viên, thường trực HĐND cùng cấp và nhân dân giám sát quá trình tổ chức cuộc bầu cử. Tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử, bảo đảm để cuộc bầu cử tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân, làm cho mọi cử tri hiểu rõ vai trò, vị trí của Quốc hội, HĐND; tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, tự mình đi bỏ phiếu để lựa chọn người xứng đáng bầu vào Quốc hội, HĐND.

Phóng viên: Qua hai vòng hiệp thương, đã thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, đồng chí có đánh giá gì về cơ cấu, thành phần đại biểu được giới thiệu ứng cử?

Đồng chí Giàng Seo Vần: Ngay sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai kết thúc, thỏa thuận lập danh sách sơ bộ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện, xã đã tổ chức hội nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương để thống nhất kế hoạch lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, bàn giao hồ sơ để các địa phương xây dựng kế hoạch lấy ý kiến cử tri nơi cư trú.

Đối với đại biểu Quốc hội khóa XIV: Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đã thỏa thuận lập danh sách sơ bộ 10 người, đạt tỷ lệ 2,5 lần; trong đó nữ 3 người (bằng 30%), dân tộc thiểu số 8 người (bằng 80%). Đối với đại biểu HĐND tỉnh khóa XV: Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đã thỏa thuận lập danh sách sơ bộ 114 người, đạt tỷ lệ 2,0 lần; trong đó, nữ 36 người (bằng 32%); dân tộc thiểu số 72 người (bằng 63,16%); người ngoài Đảng có 17 người (bằng 15%); tuổi trẻ (dưới 35 tuổi) 34 người (bằng 29,82%). Đối với đại biểu HĐND huyện, thành phố: Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đã thỏa thuận lập danh sách sơ bộ 681 người, đạt tỷ lệ 2,1 lần. Đối với đại biểu HĐND xã, phường, thị trấn: Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đã thỏa thuận lập danh sách sơ bộ 8.566 người, đạt tỷ lệ 2,06 lần.

Kết quả sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai đảm bảo về cơ cấu, thành phần theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Lào Cai. Các hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai trên địa bàn tỉnh diễn ra dân chủ, đúng pháp luật và thời gian quy định.

Phóng viên: Các bước trong cuộc bầu cử, công tác giám sát của MTTQ được thực hiện ra sao, thưa đồng chí?

Đồng chí Giàng Seo Vần: Các bước của quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp thuộc trách nhiệm của Ban Thường trực ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh tổ chức thực hiện. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 116 ngày 22/2/2016 về giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 và tiến hành giám sát đối với ủy ban MTTQ các huyện, thành phố và một số xã, phường, thị trấn từ bước lập danh sách phân bổ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu người ứng cử đến việc tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai. Giám sát việc tổ chức các hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, kịp thời phát hiện những thiếu sót khi thực hiện các bước quy trình hiệp thương của ủy ban MTTQ các cấp để hướng dẫn, trao đổi trực tiếp với các đơn vị được giám sát, sửa chữa, khắc phục theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, của Ủy ban Bầu cử tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên đã tổ chức giám sát 3 đợt tại 6 huyện, thành phố và 15 xã, phường, thị trấn, đơn vị. Qua giám sát, cơ bản các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tổ chức thực hiện tốt các bước của quy trình hiệp thương và đảm bảo đúng các quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Phóng viên: Để hội nghị hiệp thương lần thứ ba đảm bảo lựa chọn ra những ứng cử viên có chất lượng, đủ đức, đủ tài đưa vào danh sách chính thức, hệ thống MTTQ trong tỉnh cần làm gì?

Đồng chí Giàng Seo Vần: Kết thúc bước bốn của quy trình hiệp thương, trên cơ sở ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử trong danh sách sơ bộ, ban thường trực ủy ban MTTQ các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo, ủy ban bầu cử các cấp để đưa vào danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Lập danh sách trình hội nghị hiệp thương lần thứ ba những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đảm bảo về cơ cấu, thành phần và số lượng người được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.

Phóng viên: Thưa đồng chí, thời gian diễn ra cuộc bầu cử đang tới gần, ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh triển khai những nhiệm vụ trọng tâm gì?

Đồng chí Giàng Seo Vần: Đến thời điểm này, công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đang được tiến hành khẩn trương, thận trọng, đảm bảo đúng quy trình, đúng quy định, được dư luận đánh giá cao. Để góp phần vào sự thành công của cuộc bầu cử, thời gian tới, ủy ban MTTQ các cấp trong tỉnh  tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Ban thường trực ủy ban MTTQ cấp xã, phường, thị trấn tập trung tổ chức tốt, chặt chẽ việc lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo Kế hoạch của Ủy ban MTTQ tỉnh và các huyện, thành phố. Ban thường trực ủy ban MTTQ các cấp tập hợp, tổng hợp đầy đủ ý kiến nhận xét và kết quả tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử báo cáo tại hội nghị hiệp thương lần thứ ba để hội nghị thảo luận, thỏa thuận, quyết định lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Phối hợp với thường trực HĐND, UBND cùng cấp thành lập các ban bầu cử ở đơn vị bầu cử và tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu. Phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, ứng cử đại biểu HĐND các cấp thực hiện quyền vận động bầu cử theo đơn vị bầu cử.

Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, vận động cử tri tích cực tham gia bỏ phiếu; tổ chức các đoàn công tác thăm hỏi, động viên và tổ chức hội nghị gặp mặt chức sắc các tôn giáo, thông qua đó tuyên truyền đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia bỏ phiếu. Đồng thời, ban thường trực ủy ban MTTQ các cấp bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, phối hợp với các tổ chức thành viên và thường trực HĐND, UBND cùng cấp để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của MTTQ trong giám sát và vận động nhân dân tham gia giám sát quá trình tổ chức, góp phần vào thành công chung của cuộc bầu cử.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Theo LCĐT/LCĐT

Tin Liên Quan

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...

Hướng đến phát triển “du lịch xanh” bền vững

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây được xem là hướng đi phù hợp...