Dành trên 178 tỷ đồng thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ

Nhằm nâng cao chất lương đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, mới đây, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020” với kinh phí thực hiện trên 178.498 triệu đồng.

Theo đó, Đề án đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020, đối với môn ngoại ngữ Tiếng Anh phấn đấu 97% trường phổ thông, trung tâm dạy nghề và Giáo dục thường xuyên cấp huyện dạy ngoại ngữ (gồm Tiếng Anh tự chọn, Tiếng Anh 3 năm, Tiếng Anh 7 năm, Tiếng Anh 10 năm,..) trong đó, triển khai chương trình Tiếng Anh 10 năm tại 58,7% số trường tiểu học (145 trường), 66,3% số trường Trung học cơ sở (130 trường), 80% số trường Trung học phổ thông (26 trường), 20% trung tâm dạy nghề và giáo dục thường xuyên. Tương ứng: 53,8% học sinh lớp 3; 53,6% học sinh lớp 4; 56% học sinh lớp 5; 41% học sinh Trung học cơ sở, 38,3% học sinh Trung học phổ thông, số trường Trung học cơ sở và số trường Trung học phổ thông còn lại dạy Tiếng Anh 7 năm.

Đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo quy định; trong số học sinh đã học Tiếng Anh 10 năm, đến năm 2020, tỷ lệ học sinh đạt chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam ở các cấp học: Tiểu học 85%, Trung học cơ sở 85%, Trung học phổ thông 80%.

Triển khai thí điểm dạy một số môn khoa học tự nhiên (Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Tin học) bằng tiếng Anh tại Trường Trung học phổ thông Chuyên, Trung học phổ thông số 1 thành phố Lào Cai từ năm học 2017-2018.

Phấn đấu 80% giáo viên Tiếng Anh cấp tiểu học, Trung học cơ sở; 70% giáo viên Tiếng Anh cấp Trung học phổ thông, Trung tâm dạy nghề và Giáo dục thường xuyên đạt năng lực ngoại ngữ quy định. 30% giáo viên ngoại ngữ (khoảng 200 người) của tỉnh được đi học tập, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài hoặc các trường đại học, trung tâm ngoại ngữ có uy tín của nước ngoài tại Việt Nam.

Phấn đấu 10% cán bộ quản lý trường tiểu học, 15% cán bộ quản lý trường Trung học cơ sở, 50% cán bộ quản lý giáo dục có trình độ Tiếng Anh bậc 3/6.

Đối với Tiếng Trung Quốc: Duy trì số trường dạy tiếng Trung (24 trường), giảm số lớp chính khóa, tăng số lớp và quy mô học sinh học tự chọn lên 8% (hiện 6,7%) đối các trường Trung học cơ sở; với các trường trung học phổ thông: duy trì 9 trường dạy tiếng Trung, giảm số lớp chính khóa, tăng số lớp và quy mô học sinh tự chọn lên 8% (hiện 6,8%).

Đầu tư trang thiết bị dạy học ngoại ngữ theo hướng chuẩn hóa, tiếp cận hiện đại hóa. Từ năm 2020 trở đi, căn cứ về yêu cầu thiết bị, khả năng về kinh phí để đầu tư bổ sung trang thiết bị giúp hỗ trợ tốt nhất cho việc dạy và học ngoại ngữ và khai thác đa năng cho môn học khác.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Đề án đã nêu ra các giải pháp thực hiện cụ thể như: Tăng cường tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giao nhiệm vụ nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội, nhất là thế hệ trẻ về ý nghĩa,tầm quan trọng, vai trò của ngoại ngữ; rà soát, đánh giá chính xác thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên ngoại ngữ trong các cấp học trên cơ sở đó phân loại, bố trí, xắp xếp, phân công nhiệm vụ phù hợp với giáo viên theo chuẩn năng lực ngoại ngữ của cấp học và theo lộ trình phát triển chương trình mới; đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh; xây dựng biên chế lớp học ngoại ngữ với số lượng khoảng 30 học sinh/lớp. Triển khai chương trình  mới từ điểm rồi nhân rộng ra đại trà ở từng cấp học. Tập trung ở các trường chất lượng cao, Trung tâm, nơi có điều kiện thực hiện trước, sau đó mới triển khai đại trà toàn tỉnh; xây dựng mỗi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố có ít nhất 1 chuyên viên phụ trách bộ môn tiếng Anh. Mỗi trường phổ thông trung học có một tổ giáo viên Tiếng Anh; tổ chức giao lưu, tham quan học tập tại một số nước nói tiếng Anh và đào tạo tiếng Anh có chất lượng, mời giáo viên tình nguyện của những nước nói tiếng Anh về giảng dạy ở các nhà trường phổ thông; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác dạy và học ngoại ngữ.

Tỉnh Lào Cai hết sức coi trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó xác định ngoại ngữ không chỉ là công cụ học tập, nghiên cứu mà còn là phương tiện làm việc, giao tiếp, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội./.


Lâm Tú

Tin Liên Quan

Lào Cai có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn" năm 2024

Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.

Chính sách việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi ở Lào Cai

Ngày 26/10/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 417/KH-UBND về việc triển khai thực hiện chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Lào Cai: Bước chuyển mình trong hành trình chuyển đổi số và phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, không chỉ để nâng cao chất lượng sống của người dân mà còn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền kinh tế số bền vững. Với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông, mở rộng dịch vụ công trực tuyến và hỗ trợ doanh...

Lào Cai: Điểm sáng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Lào Cai đã triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL). Những nỗ lực từ cấp lãnh đạo đến các cấp cơ sở đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân, đặc biệt tại các khu vực khó khăn và biên giới.

Tỉnh Lào Cai tăng cường phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá góp phần tạo nền tảng quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh Lào Cai đang đi đúng hướng trong việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực nhằm xây dựng nền kinh tế bền vững, tạo ra nhiều cơ hội...

Hướng đến phát triển “du lịch xanh” bền vững

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường, đóng góp tích cực cho bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản thiên nhiên, văn hóa, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây được xem là hướng đi phù hợp...