Lào Cai thực hiện hiệu quả Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam

Qua 6 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1668 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4, tỉnh Lào Cai đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh.

Nhiều mô hình hoạt động văn hóa  góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho người dân.

Công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa, dân tộc đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tăng cường. 9/9 đội tuyên truyền lưu động ở Lào Cai thường xuyên sử dụng song ngữ tiếng Việt - tiếng dân tộc để tuyên truyền với mô hình: tuyên truyền viên chính và cộng tác viên tuyên truyền là người địa phương nhờ vậy hiệu quả tuyên truyền được nâng cao. Xây dựng mô hình tủ sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các điểm bưu điện văn hóa xã, giúp đồng bào các dân tộc vận dụng các kiến thức vào thực tế sản xuất nông nghiệp.

Đối với việc cổ vũ, sáng tạo văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật về chủ đề miền núi, dân tộc thiểu số, tổ chức sưu tầm vốn văn nghệ dân gian của các dân tộc. Đến nay, đã có hàng trăm tác phẩm văn xuôi, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, múa, nghiên cứu sưu tầm văn nghệ dân gian,... trong đó có nhiều tác phẩm chủ đề dân tộc miền núi được công bố. 

Chi hội Văn nghệ dân gian xuất bản nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm văn hoá dân gian như: 05 công trình nghiên cứu về người Dao, công trình về “Văn hóa ẩm thực của người Tu Dí, huyện Mường Khương, Lào Cai”, “Nghi lễ nông nghiệp người Hà Nhì Đen ở Lào Cai”, cuốn sách “Các dân tộc ở Lào Cai”.

Từ cấp tỉnh đến cơ sở đã tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao chủ đề dân tộc và miền núi hưởng ứng “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam”. Nổi bật như Hội thi Văn hoá Thể thao các dân tộc thiểu số cấp tỉnh (tổ chức 2 năm 1 lần); Hội diễn văn nghệ quần chúng; Hội thi Tuyên truyền Giới thiệu sách Thiếu niên – Nhi đồng; Tuần Văn hoá Du lịch Sa Pa; Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng; Chương trình leo núi khám phá Fansipan, v.v…

Nhiều địa phương trong tỉnh đã có sáng kiến tổ chức các mô hình hoạt động văn hóa, văn nghệ nổi bật, vừa góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cho người dân, vừa bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa dân tộc như mô hình tổ chức các câu lạc bộ “khắp nôm Tày” của huyện Văn Bàn; Lễ hội văn hóa bản làng của huyện Sa Pa vào dịp đầu xuân tổ chức tại tất cả các xã, thị trấn; Lễ hội rượu của huyện Bát Xát.

Chương trình “biến di sản thành tài sản”, gắn bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch đã được thực hiện hiệu quả. Các di sản văn hóa phi vật thể và vật thể bước đầu được sưu tầm, khôi phục, bảo tồn; được khai thác, xây dựng thành các sản phẩm đặc sắc phục vụ du lịch (danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Sa Pa, di tích lịch sử văn hóa Đền Thượng, Đền Bảo Hà; lễ hội Gầu tào người Mông, Lễ Pút tồng người Dao đỏ,...).

Lào Cai cũng có nhiều sáng kiến trong việc xây dựng và phát huy mô hình điểm về văn hóa, thể thao và du lịch tại địa phương, trong đó điển hình như mô hình tổ chức sự kiện. Các sự kiện, lễ kỷ niệm (“Du lịch về cội nguồn", "Ngày văn hóa thể thao du lịch Tây Bắc", Tuần Văn hóa du lịch Sa Pa…) đều được tổ chức theo hình thức lễ hội, kịch bản được đổi mới theo hướng tổ chức các chuỗi sự kiện kết nối, có sự tham gia của đông đảo người dân để tạo thành lễ hội.

Mô hình “liên kết tạo nguồn lực phát triển du lịch” của Lào Cai đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương, tạo nguồn lực để phát triển du lịch, quảng bá văn hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo./.
 
Tố Loan

Tin Liên Quan

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.

[Ảnh] Ấn tượng Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn 2024

Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024 đang diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương, tạo nên không khí sôi động, náo nhiệt, khiến kỳ nghỉ lễ thêm phần ý nghĩa.

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

Thổ cẩm và sản phẩm du lịch ở Lào Cai

Ở Lào Cai, thổ cẩm phong phú cả về loại hình, chất liệu và nghệ thuật. Thổ cẩm là nguồn lực, chất liệu xây dựng sản phẩm du lịch, có sức hút đặc biệt đối với du khách.