Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về môi trường lần thứ 25

Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN về môi trường (ASOEN) lần thứ 25 diễn ra trong 3 ngày từ 25 - 28/8 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào.
 
Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu đến từ 10 nước thành viên ASEAN và đại diện Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ACB), Trung tâm khí tượng ASEAN (ASMC) và Ban Thư ký ASEAN đã lắng nghe và thảo luận các báo cáo kết quả của các hội nghị ASEAN liên quan về môi trường trong năm 2013; nghe báo cáo và kiến nghị của các Nhóm làm việc ASOEN về biến đổi khí hậu, môi trường biển và bờ biển, giáo dục môi trường, các thành phố môi trường bền vững, hiệp định đa phương về môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên nước.

Ngoài ra, hội nghị cũng thảo luận nhiều chủ đề khác thuộc phạm vi hoạt động của ASOEN như hợp tác ASOEN về công nghệ an toàn môi trường (EST), hợp tác ASEAN về tiêu dùng và sản xuất bền vững. Hội nghị đã cập nhật kết quả phê chuẩn Hiệp định về việc thành lập Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ACB) cũng như sự đóng góp của các nước thành viên đối với ACB, đồng thời kêu gọi các nước còn lại như Campuchia và Indonesia đẩy nhanh việc phê chuẩn Hiệp định này.

Tại ASOEN lần thứ 25, các đại biểu cũng đã nghe báo cáo kết quả hợp tác giữa ASEAN với các đối tác đối thoại như Australia, Canada, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), Ấn Độ, Pakistan, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Mỹ; thảo luận và kiến nghị một số vấn đề liên quan đến Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) và Cộng đồng ASEAN sau năm 2015, tiếp tục hoàn thiện ASEAN xanh - sạch - đẹp; hoàn thành một ASEAN không khói bụi xuyên biên giới vào năm 2020; tiếp tục đảm bảo môi trường bền vững; tăng cường khuôn khổ pháp lý về môi trường ở cả cấp độ quốc gia và khu vực..../.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...