Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN: Ký 7 văn kiện hợp tác

Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 46 (AEM-46), các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và đối tác đã thông qua 7 văn kiện quan trọng về tình hình hợp tác kinh tế trong nội khối ASEAN.
 


AEM-46 và các hội nghị liên quan diễn ra từ ngày 24 - 28/8 tại Thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.

Hội nghị là diễn đàn để các Bộ trưởng Kinh tế của 10 nước ASEAN và các nước đối tác trao đổi, thảo luận về tình hình hợp tác kinh tế trong nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN và các nước đối tác, chuẩn bị nội dung cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị liên quan vào tháng 11 tới.

Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và đối tác đã thông qua 7 văn kiện quan trọng về tình hình hợp tác kinh tế trong nội khối ASEAN bao gồm: Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN - Ấn Độ và Hiệp định Đầu tư ASEAN - Ấn Độ trong khuôn khổ Hiệp định khung ASEAN - Ấn Độ về Hợp tác kinh tế toàn diện; Nghị định thư thực hiện Gói cam kết dịch vụ thứ 9 trong khuôn khổ Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS); Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA); Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA); Chỉ thị ASEAN về Thiết bị y tế (AMDD); Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về dịch vụ kế toán, kiểm toán trong ASEAN.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến về hợp tác giữa 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế CLMV lần thứ 6.

Cũng tại Hội nghị, các Bộ trưởng thống nhất khẳng định ASEAN cần tiếp tục nỗ lực hướng tới mục tiêu thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Đến nay, ASEAN đã thực hiện được 82,1% các biện pháp ưu tiên đề ra năm 2013 theo Chương trình Nghị sự Phnôm Pênh 2012 nhằm xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...