Nghề làm hương truyền thống của người Mông

Bước vào tháng 9 âm lịch, đồng bào Mông ở thôn Seo Khái Hóa, xã Sán Chải (huyện Si Ma Cai) lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu làm hương cho dịp lễ, tết cuối năm.

Cùng cán bộ văn hóa xã Giàng A Dơ, chúng tôi tới gia đình ông Ma Seo Nhà - người có nhiều kinh nghiệm trong làm hương của người Mông. Bước sang tuổi 60, ông Nhà vẫn rất nhanh nhẹn, hoạt bát, đôi tay nhỏ nhắn, gân guốc vót que một cách thuần thục.

1.png

Vừa làm việc, ông Nhà vừa kể tỉ mỉ về các công đoạn làm hương thơm truyền thống của người Mông ở Sán Chải. Ông Nhà có mấy chục năm làm hương và đây là nghề truyền thống của gia đình, dòng họ truyền lại. Mỗi bó hương chỉ bán 10.000 đồng nhưng vợ chồng ông chưa bao giờ muốn bỏ nghề. Hằng ngày, vợ chồng ông vẫn cần mẫn làm hương, chờ tới phiên chợ bán sản phẩm, lấy đó là nguồn thu nhập chính và thường xuyên.

Để chuẩn bị cho những mẻ hương, ông Nhà phải chuẩn bị nguyên liệu trước hàng tháng. Phần que hương, ông chọn những cây tre già, sau khi chặt thành từng đoạn theo đúng kích thước mong muốn sẽ vót nhỏ, tròn, phơi khô, sau đó hong lên gác bếp.

3.png

Chuẩn bị xong que hương, ông vào rừng tìm thân, lá của cây hương và một số hương liệu mang về phơi khô, nghiền nhỏ. Đến khi se hương, ông vừa nhúng que vào bột vừa nhẹ nhàng xoay tròn nhiều lần cho bột hương dính đều vào que. Những chỗ bột hương trên que chưa đủ độ dày và chưa phẳng, ông phải dùng tay rắc đến khi tròn đều mới đem phơi khô.

 

“Nếu trời nắng to, hương phơi trong 2 ngày sẽ thành thành phẩm, gặp ngày mưa phải mang lên gác bếp sấy”, ông Nhà nói.

2.png

Theo ông Nhà, công đoạn quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm hương là bột hương. Để bột hương tốt thì cây hương phải chọn đúng loại già, ít sâu bệnh, nguyên liệu phải được rửa sạch trước khi phơi khô, nghiền nhỏ thành bột có màu xanh rêu, khi nào bột thật mịn mới đạt tiêu chuẩn. Hương của đồng bào Mông ở Sán Chải làm từ nguyên liệu tự nhiên, chế biến hoàn toàn thủ công, điều này tạo nên sản phẩm hương trầm chất lượng, có mùi thơm nhẹ, được nhiều người ưa chuộng.

Hiện nay, xã Sán Chải có 6 hộ còn lưu giữ nghề làm hương truyền thống. Anh Giàng A Dơ, cán bộ văn hóa xã Sán Chải cho biết: Mặc dù có rất nhiều loại hương trên thị trường nhưng nghề làm hương truyền thống vẫn được người Mông ở Seo Khái Hóa duy trì, góp phần lưu giữ những nét đẹp văn hóa, phong tục độc đáo của người dân địa phương.

Nghề làm hương truyền thống của người Mông | Báo Lào Cai điện tử (baolaocai.vn)

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Sôi nổi Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024

Giải vô địch đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2024 đang diễn ra vô cùng sôi động, hấp dẫn tại thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...