"Sắc vàng hương cốm” bên dòng Nậm Chăn

Trong 2 ngày (21-22/10), tại xã Dương Quỳ (Văn Bàn) diễn ra lễ hội cốm với chủ đề “Sắc vàng hương cốm”. Ngày hội tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao đặc sắc, hấp dẫn nhằm tôn vinh và bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc.

Tham dự lễ khai mạc có đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa - Thể thao và đông đảo bà con cùng du khách.

1.jpg
Các đại biểu tham dự lễ khai mạc.

Lễ hội Cốm còn được biết đến với tên gọi “Tăm Khảu Mảu”. Đây là ngày hội đặc trưng của dân tộc Tày, được tổ chức vào thời điểm vừa thu hoạch lúa vụ mùa. Đây cũng là dịp để đồng bào Tày thực hiện các nghi thức cúng, cầu mưa thuận, gió hòa, vụ mùa mới mùa màng bội thu.

 
3.jpg

 

4.jpg

 

6.jpg
Ngoài ra, tại ngày hội, du khách còn được tham quan, trải nghiệm ẩm thực độc đáo của đồng bào các dân tộc bản địa thông qua 20 gian hàng của các xã, thị trấn, các doanh nghiệp, hợp tác xã.

 

16.jpg

 

15.jpg

 

13.jpg
... được hòa mình cùng điệu múa xòe và đốt lửa trại.

 

8.jpg

 

11.jpg
Đặc biệt, Hội thi giã cốm và các hoạt động trình diễn nghề thủ công truyền thống làm cốm, thi chế biến các món ăn từ cốm được tổ chức với sự tham gia của các đội đến từ các thôn thuộc xã Dương Quỳ và các xã lân cận.

 

17.jpgLễ hội cốm của đồng bào Tày ở Dương Quỳ không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Tày trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo nên không gian văn hóa, bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mà còn góp phần phát triển du lịch văn hóa ở địa phương.

https://baolaocai.vn/sac-vang-huong-com-ben-dong-nam-chan-post375096.html

Theo baolaocai.vn

Tin Liên Quan

Đồng bào Tày Việt Tiến (Bảo Yên) tổ chức lễ hội cốm cầu mùa màng bội thu

Sáng 22/10, đông đảo nhân dân và du khách đã đến tham dự lễ hội cốm Việt Tiến năm 2023.

Chuẩn bị tốt các điều kiện, sẵn sàng cho Lễ hội Đền Mẫu Thượng Sa Pa

Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 cũng như Hè 2021, Thị xã Sa Pa đã và đang có nhiều hoạt động, tổ chức các sự kiện, trong đó có tuần Lễ hội Đền Mẫu Thượng. Đây là Lễ hội lần đầu tiên được tổ chức, kéo dài từ ngày 10-14/4. Hiện công tác chuẩn bị đang...

Người Hà Nhì đón Tết cổ truyền Ga Tho Tho

Ga Tho Tho là Tết cổ truyền của đồng bào Hà Nhì ở vùng cao (Bát Xát). Tháng 11 âm lịch hằng năm, sau khi thu hoạch xong mùa màng, đồng bào Hà Nhì lại rộn ràng tổ chức Tết cổ truyền Ga Tho Tho. Tết Ga Tho Tho năm nay được tổ chức từ ngày mùng 3 -5/11 âm lịch (tức ngày 28 - 30/11/2019).

Lễ cưới của người Thu Lao

Mỗi dân tộc có phong tục cưới hỏi khác nhau, người Giáy đón dâu chăng dây ở cổng, người Dao đón dâu với điệu múa bát quái… còn người Thu Lao đón dâu bằng ngựa hồng. Đến nay, tập quán độc đáo này vẫn được giữ gìn và duy trì ở vùng Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương.

Đồng bào Hà Nhì rộng ràng tổ chức Lễ hội Khô Già Già

Từ ngày 6 - 8/7, đồng bào Hà Nhì trên vùng cao Bát Xát rộn ràng tổ chức Lễ hội Khô Già Già. Đây là nghi lễ cầu mùa lớn nhất trong năm của người Hà Nhì, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Lễ cúng Thổ công của người Tày ở Chiềng Ken

Trong quan niệm của đồng bào Tày ở Chiềng Ken (huyện Văn Bàn), sau nghi lễ cúng Thổ công, mọi người mới được ra đồng, lên nương hoặc đi làm các công việc khác, chính thức bước vào năm mới với mong ước mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu, bản làng no ấm, yên vui…