Giao lưu văn hoá thanh niên Hàn Quốc - Việt Nam (Lào Cai) năm 2023

Trong 02 ngày (12-13/9), tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai và Trung tâm Thanh niên Seodaemun Seoul (Hàn Quốc) tổ chức Chương trình “Giao lưu văn hoá thanh niên Hàn Quốc - Việt Nam (Lào Cai) giai đoạn 2022 - 2024” năm 2023.

Sự thân tình của các bạn trẻ Lào Cai đã để lại ấn tượng sâu sắc với các bạn trẻ Hàn Quốc.

Chương trình được tổ chức nhằm tạo cơ hội để thanh niên Việt Nam nói chung, các bạn học sinh, thanh niên Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai nói riêng và Đoàn đại biểu thanh niên Hàn Quốc tìm hiểu, chia sẻ văn hóa, phong tục tập quán, góp phần tăng cường sự hiểu biết, thắt chặt mối quan hệ hợp tác và tình hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trở thành hình mẫu trong quan hệ quốc tế, cùng phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.

Đại biểu thanh niên Hàn Quốc phát biểu tại buổi giao lưu.

Tại chương trình, các bạn trẻ hai nước đã cùng giao lưu văn hóa, nghệ thuật với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc; tham quan cơ sở vật chất, các mô hình phòng học, câu lạc bộ sáng tạo của Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai; tham gia các trò chơi tìm hiểu văn hóa dân gian, giao lưu văn hóa ẩm thực, cùng thưởng thức các món ăn đặc sắc của Việt Nam, Hàn Quốc...

Các bạn trẻ Việt Nam chủ động giao tiếp bằng tiếng Hàn Quốc để nối gần hơn tình cảm hai nước.

Một số hình ảnh tại chương trình giao lưu:

 

Những tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Các bạn trẻ sôi nổi tham gia các trò chơi dân gian của Việt Nam.

Giao lưu văn hóa ẩm thực, cùng thưởng thức các món ăn đặc sắc của hai nước.

Chương trình giao lưu góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác và tình hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc.

Ánh Nguyễn - Hữu Trọng

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai