Lễ hội Khao quân đền Trung Đô và khai mạc Festival mùa thu năm 2023

Sáng 26/8, tại Di tích lịch sử quốc gia đền Trung Đô (Bảo Nhai), UBND huyện Bắc Hà tổ chức Lễ Khao quân đền Trung Đô và khai mạc Festival mùa thu năm 2023, với chủ đề “Sắc thu cao nguyên”.


Tham dự có đồng chí: Giàng Seo Vần, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai; Lý Bình Minh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

2.jpg
1.jpg
Các đại biểu tham dự lễ hội.

Đền Trung Đô, thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, là nơi thờ tướng quân Gia Quốc Công Vũ Văn Mật cùng với các thuộc tướng của mình đã có công xây dựng căn cứ ổn định bảo vệ biên cương Tổ quốc và phát triển vùng đất Trung Đô cũng như Bắc Hà thuộc trấn Tuyên Quang xưa (Lào Cai ngày nay).

Lễ khao quân tại Di tích lịch sử cấp quốc gia đền Trung Đô, hằng năm thường được tổ chức trong 2 ngày (14 - 15/7 Âm lịch), nhằm tưởng nhớ công ơn của các tướng lĩnh, quân sĩ đã chiến đấu chống giặc phương Bắc, chống sự truy sát của quân nhà Mạc, khôi phục nhà Lê, bảo vệ nhân dân trong một vùng rộng lớn. Sau mỗi trận đánh giành chiến thắng, tướng quân đều tổ chức lễ khao quân nhằm động viên, khích lệ tướng sĩ.

3.jpg
Các đại biểu thắp hương, tưởng nhớ công ơn của các tướng sỹ.

Năm nay, lễ hội được tổ chức vào ngày 11/7 (âm lịch) với quy mô cấp huyện. Lễ khao quân được tổ chức gồm 2 phần, phần chính lễ và phần hội.

Tại phần chính lễ, ngay từ sáng sớm tinh mơ những chàng trai khỏe mạnh nhất trong thôn làng sẽ được lựa chọn tham gia việc mổ trâu để chế biến thực phẩm dâng cúng. Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.

4.jpg
Ông Hoàng Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Hà đánh trống khai hội.

Tại lễ hội, bà con thôn Trung Đô đã tái hiện nghi lễ kéo co của đồng bào Tày. Nghi lễ và trò chơi kéo co của người Tày thôn Trung Đô được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Các hoạt động phục dựng, biểu diễn tại lễ hội đã thu hút sự quan tâm của rất đông người dân và du khách thập phương.

9.jpg
Tái hiện nghi lễ kéo co của người Tày thôn Trung Đô.

Trong những năm gần đây xã Bảo Nhai đã xây dựng thôn Trung Đô thành điểm du lịch cộng đồng gắn với di tích đền Trung Đô. Đến đây du khách không chỉ được sống trong không gian linh thiêng của một ngôi đền mà còn có thể hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên, cộng đồng văn hóa dân tộc; tham quan nhiều cảnh đẹp với các điểm du lịch cực kỳ hấp dẫn như: hang Tiên, gốc cây gạo, thành cổ Trung Đô, sông Chảy...

100.jpg
Hòa mình trong điệu múa xòe.

Trong khuôn khổ lễ hội, UBND huyện Bắc Hà tổ chức khai mạc Festival mùa thu năm 2023, với chủ đề “Sắc thu cao nguyên”. “Sắc thu cao nguyên” năm nay sẽ được tổ chức từ cuối tháng 8 đến tháng 10 với nhiều hoạt động hấp dẫn chờ đón du khách.

Một số hình ảnh hấp dẫn tại ngày hội:

5.jpg
Màn hát múa được dàn dựng công phu.
6.jpg
Sôi nổi thi đấu bóng chuyền hơi.
7.jpg
Thi chọi gà.
8.jpg
Hấp dẫn phần thi nhảy bao bố.
11.jpg
Đông đảo bà con nhân dân tham dự lễ hội.
https://baolaocai.vn/le-hoi-khao-quan-den-trung-do-va-khai-mac-festival-mua-thu-nam-2023-post372682.html

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai