Cho trâu “ăn tết” tháng Bảy

Từ xưa, người Tày sinh sống bằng nghề cấy lúa nước, cũng coi con trâu là “đầu cơ nghiệp”. Nhà nào cũng có ít nhất 1 con trâu. Những nhà không có, phải dựa vào nhà có trâu, lúc làm mùa đến chăn thuê rồi mượn 1 con để cày, bừa ruộng nhà mình cho kịp thời vụ. Rằm tháng Bảy, người Tày trong làng đều cùng nhau làm một bữa tết cho trâu theo các hộ có trâu. Thời điểm cho trâu “ăn” tết vào đúng sáng ngày rằm.

Để chuẩn bị cho bữa tết này, từ chiều 14/7 âm lịch, đàn trâu từ bãi chăn thả về chuồng, người chăn dắt phải tắm sạch từng con, không được mang theo bùn bẩn vào nơi buộc ngủ qua đêm.

Sáng sớm, cho mỗi con ăn một nắm cơm nếp trộn với riềng, muối, rắc vào một ít rượu, rồi bà chủ cùng người chăn hằng ngày thả dắt trâu đi ăn cỏ ở những nơi có cỏ tốt quanh bản. Đến tầm 9 giờ cho trâu đi tắm, uống nước rồi đưa trâu về chuồng.

z4624663636872_0949d515f308a841867d5b193dea3eff.jpg

Trong chuồng, người ở nhà đã chuẩn bị sẵn cho mỗi con một bó cỏ tươi, một nắm cơm nếp trộn muối riềng, rượu, 2 chiếc bánh tết tháng Bảy của người Tày và một mâm lễ cúng (gồm gà luộc, cá nướng, rau luộc, bánh, rượu, trầu cau, kim ngân vàng bạc, hoa quả) bày trước cửa chuồng trâu để cúng hồn con trâu và thiên thần, thổ địa khuôn viên gia đình.

Trên nhà sàn, các mâm cúng tổ tiên cũng bày sẵn. Khi lễ vật đã đầy đủ, ông chủ nhà cúng lễ rằm tháng Bảy mời tổ tiên xong thì xuống dưới sàn trước mâm lễ cúng hồn trâu, bái lạy, xướng lời cúng thiên thần, thổ địa, thổ công, sau đấy xướng lời cúng đàn trâu, tiếp đến là xướng lời mời tên từng con trâu chính, các con trâu dự bị đến hưởng tết với chủ nhà.

Nội dung lời cúng đại ý rằng: Vụ làm lúa mùa năm nay, nhờ công sức của con trâu, ruộng nhà ta đã cấy xong các loại lúa. Lúa đang tươi tốt, phát triển nhanh. Chủ nhà chúng tôi hôm nay làm lễ cúng mời khoăn (hồn vía) các con trâu đến ăn tết, gọi là trả công vất vả làm mùa. Mong hồn vía các con trâu, các thiên thần, thổ công phù hộ cho đàn trâu nhà ta con nào cũng khỏe…

z4624663819146_f6dcd5437fc9961dec7999a6bc965be2.jpg

Cúng xong, bà chủ và người chăn trâu hằng ngày mang nắm cơm trộn muối, riềng, rượu, chặt thịt gà, bẻ cá nướng kẹp vào bón cho từng con trâu. Tiếp theo, bón bánh ngọt, cho uống nước muối, rồi cho mỗi con trâu một bó cỏ, cho ăn thóc, ngô hạt. Xong việc, cho đàn trâu nghỉ tại chuồng, chờ đến chiều thả trâu ra suối uống nước.

z4624664027629_98b76b158642019d8cb376116c522b99.jpg

Cho trâu ăn tết là công việc ít nơi làm, nhưng người Tày vùng Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) xưa nhà nào có trâu, nuôi trâu, coi việc này là rất hệ trọng, vì con trâu là con vật to khỏe, đứng đầu trong các vật nuôi của người nông dân, giúp nhà nông các công việc chính như làm đất để cấy lúa, trồng hoa màu, kéo các vật to, nặng sức người không làm nổi, thồ các đồ vật nặng, biểu hiện sự giàu có của gia chủ. Hộ nào có từ 5 con trâu trở lên là diện nhà khá giả.

Con trâu làm việc quanh năm, toàn ăn cỏ, người chăn thả cho ăn mới được ăn. Chính vì lẽ đó, người Tày xưa mới tổ chức một bữa tết cho trâu vào rằm tháng Bảy sau khi làm xong vụ lúa mùa. Bữa tết này nhằm nhắc nhở mọi nhà phải coi trọng, không được khai thác quá sức đàn trâu, để con trâu luôn là “đầu cơ nghiệp” của nhà nông.

https://baolaocai.vn/cho-trau-an-tet-thang-bay-post372459.html

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Nghệ thuật đính cườm trên trang phục người Xá Phó

Mỗi tộc người thiểu số đều có nét riêng trong thiết kế, nghệ thuật tạo hình, làm nên sự đặc sắc trên bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Cũng từ vải bông, vải lanh nhuộm chàm, rồi thêu thổ cẩm như một số dân tộc khác, nhưng ở dân tộc Xá Phó lại có thêm một nét đặc trưng, tạo nên sự...

Ấn tượng trang phục của dân tộc đội mũ hình mái nhà ở Mường Khương

Trang phục của người Pa Dí ở Mường Khương không rực rỡ sắc màu như của người Mông hay người Dao đỏ…, mà mang nét riêng với gam màu chàm chủ đạo cùng những họa tiết tinh tế.

Yêu trang phục của người Dao

Để hoàn thiện bộ trang phục của dân tộc Dao có khi phải mất cả năm, thế nhưng qua đôi tay của chị Giang, giờ đây thời gian đã được rút ngắn rất nhiều.

Bắc Hà bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Huyện Bắc Hà có 14 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có nét văn hóa độc đáo riêng. Thời gian qua, huyện rất chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Người Mông Sa Pa vượt mưa, xuyên rừng hái chàm nhuộm vải

Cây chàm từ xa xưa đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người Mông Sa Pa. Cộng đồng người Mông truyền tai nhau rằng "ở đâu có người Mông nơi đó có cây chàm" càng khẳng định vai trò quan trọng của loại cây này đối với mỗi thế hệ người Mông trên mảnh đất Sa Pa.

Chung tay xây dựng văn hóa mang bản sắc Lào Cai